Trang:Nho giao Phu luc.pdf/65

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

67
PHỤ-LỤC


học của Khổng-giáo trái với khoa-học», rồi tiên-sinh dẫn cái thuyết « minh minh-đức tân-dân chỉ ư chí-thiện », làm bằng chứng. Tiên-sinh cho là «khoa-học trọng chứng-cứ và thực-nghiệm cái thuyết minh tân chỉ là một cái lý-tưởng cao-siêu, chớ đem mà đối-chiếu với lịch-sử thì không thể chứng-nghiệm là thực được v. v;» Trước khi bàn cái thuyết ấy tôi xin sửa chữ tân lại là chữ thân cho đúng nguyên-văn. Bởi vì đến đời Tống, Trình-tử và Chu-tử lấy ý-kiến của mình đổi chữ thân ra làm chữ tân. Cái nghĩa tại làm sao các ông ấy lại muốn đổi đi như thế, không phải là chỗ ta bàn ở đây. Song trong nguyên-văn vẫn để chữ thân mà những nho-gia như Lục Tượng-sơn và Vương Dương-minh đều theo nghĩa chữ thân cả. Mà xét kỹ ra, thì cứ theo nguyên-văn để chữ thân mới sáng nghĩa. Vậy sau này xin cứ theo chữ thân và nghĩa trong sách, cùng cái ý của tiên-nho mà xét xem cái thuyết ấy có đúng khoa-học hay không.

Trong số 64, Phan tiên-sinh không định rõ thế nào là nghĩa rộng và thế nào là nghĩa hẹp của khoa-học. Nay tôi cứ theo cái định-nghĩa (définition) của chữ khoa-học mà đoán, thì nghĩa rộng của khoa-học tức là nói tổng-cộng các mối trí-thức của người ta, có lý quán-thông và có phương-