Trang:Nho giao Phu luc.pdf/66

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

68
NHO-GIÁO


pháp mà lập thành thống-hệ. Nghĩa hẹp là nói riêng về một mối trí-thức rất xác-thực như hóa-học, vật-lý-học v. v.

Theo cái nghĩa rộng như đã nói ở trên, thì Khổng-giáo là một khoa triết-học có lý quán nhất, có phương-pháp và có thống-hệ, tức là nó vẫn hợp với khoa-học. Ta đã biết cái phương-pháp của Khổng-giáo là lấy trực-giác làm chủ mà cái thống-hệ của Khổng-giáo là thiên địa vạn vật nhất thể (panthéisme). Vậy ta xét xem cái phương-pháp của Khổng-giáo có tương-hợp với cái phương-pháp của các triết-học bên Tây không.

Đại phàm những khoa triết-học của Tây thường theo hai phương-pháp: Một là cái phương-pháp chứng-luận (méthode démonstrative) lấy cái định-nghĩa tiên-thiên-đích (définition posée à priori) hay là một cái giả-định (hypothése) làm căn-bản. Hai là cái phương-pháp thực-nghiệm (méthode expérimentale) lấy sự quan-sát của giác-quan làm căn-bản. Cái phương-pháp chứng-luận thì khi đã nhận một cái lý nào làm căn-bản rồi, cứ lấy cái lý ấy làm chứng mà luận, các quan-niệm khác đều phải hợp với cái chứng ấy mới được. Phương-pháp ấy thì chỉ theo thuần-lý mới xét được, chứ theo thực-nghiệm thì khó xét ra được. Còn