Trang:Nho giao Phu luc.pdf/80

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

82
NHO-GIÁO


theo khoa-học nhưng theo khoa-học mà không bỏ mất cái tâm-học, thì tâm với trí có thể điều-hòa được với nhau ». Nói như thế có điều gì là bảo không nên theo khoa-học? Tôi muốn tỏ cái ý rằng khoa-học tuy có nhiều điều hay nhưng khi ta khuynh-hướng về nó thái quá, thì cũng có điều không hay. Muốn cho rõ cái ý ấy, tôi mới đem cái ý chán-nản về khoa-học của mấy người thức-giả bên Tây, để ta hiểu rằng những người ấy mà chán-nản, tất là khoa-học cũng có điều bất-tiện.

Nếu nói rằng những người ấy là số ít, còn số nhiều người thì ai cũng cho khoa-học là hoàn toàn hay cả. Việc đó đã cố-nhiên đi rồi. Thường những tư-tưởng cao xa là ở bọn người số ít, chứ bọn người số nhiều là chỉ biết được cái thiển-cận trước mặt mà thôi. Vậy nên về đường tư-tưởng và trí-thức ta không nên tin ở số nhiều người. Tôi vẫn biết ai cũng thích « phóng ô-tô, đứng trong một chỗ diễn-đàn rực-rỡ, dưới chân lót mã-nhục, trên đèn điện v. v. » nhưng tựu-trung lại không có người cho những cái đó không phải là sinh-thú của người ở đời hay sao? Như Phan tiên-sinh thì cho người ấy là người quái-lạ, biết đâu người ấy lại không cho bọn mình là lũ cuồng dại. Xét cho cùng kỳ lý, thì đã chắc