Trang:Phật giáo.pdf/102

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

năm sau có Thần Hội pháp-sư ở chùa Hà-trạch vào khoảng năm khai-nguyên đời Đường, mở đại hội ở chùa Đại-vân tự ở Hoạt-đài, tán-dương lối đốn-giáo (nam-phái) của lục-tổ và bài-bác lối tiệm-giáo (bắc-phái) của Thần Tú. Vì vậy người ta thường gọi Thần Hội là đệ-thất tổ.

Pháp thống từ Tuệ Năng lục-tổ trở đi thì thất truyền, nhưng Thiền-học từ đó lại rất thịnh. Nam-phái của lục-tổ chia ra làm Nam-nhạc Hoài-nhượng và Thanh-nguyên Hạnh tứ hai hệ. Hệ Nam-nhạc lại chia ra thành hai chi là Qui-ngưỡng và Lâm-tế. Hệ Thanh-nguyên chia ra thành ba chi là Tào-động, Vân-môn và Pháp-nhỡn.

Đến đời Tống, chi Lâm-tế lại chia ra làm hai tiểu-chi nữa là Dương-kỳ và Hoàng-long. Bởi vậy mới gọi là ngũ-gia thất tông. Đến đời Nguyên và Minh, thì thiền phong suy-nhược và kiêm với Tĩnh-thổ tông làm một.

Có hai chi Thiền-tông truyền sang Việt-nam ta là Lâm-tế và Tào-động, cho nên các chùa bên ta phi thuộc về chi Lâm-tế thì thuộc về chi Tào-động.

Thiền-tông là một học-phái không dùng văn-tự, không có kinh-kệ. Người tu thiền không cầu-nguyện. Tuệ Năng lục-tổ nói rằng: « Không nghĩ đến thiện, không nghĩ đến ác, chỉ trông cái thực-tướng hiện-tại của mình và cái thực-tướng của mình trước khi sinh ra đời ». Bởi vậy người tu Thiền cứ ngồi yên-lặng theo phép tu, và vẫn sáng-suốt, bỏ hết mọi sự ảo-vọng ở trần-gian, giữ cái tâm cho định, rồi tự-nhiên có một lúc thần-trí của ta sáng bừng lên, trông thấy rõ chân-lý, tựa như khi bấm vào cái nút điện, thì các đèn điện sáng bật lên, tức là ngộ đạo. Khi đã ngộ đạo, thì cái thực-thể hiển-hiện ra trước mắt,

102