Trang:Phật giáo.pdf/112

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

sinh bất diệt, nhưng bởi nó sinh ra chư pháp, cho nên nó là cỗi-rễ của giả hữu. Đã là cỗi-rễ của giả hữu, thì lý-thể của chân-như là không, nhưng thực ra chân-như không phải là không. Như thế, chân-như là không mà không thực là không, cho nên đối với hữu không khác gì. Vì thế chân-như tuy là không tịch mà uyển-nhiên là hữu.

Hữu với không, không với hữu, không khác nhau. Hữu là hữu của không, không là không của hữu. Hữu, không, hai cái toàn-nhiên hỗn-hợp với nhau. Thấy rõ chỗ ấy là trung-đạo, là không chấp hữu chấp không.

Vì sự nhận-thức của ta sai-lầm mà thành ra có hữu có vô. Vượt lên trên sự nhận-thức thì mới đạt được cái thực-tại bất khả tư-nghị. Cái nhận-thức của ta chỉ nhận-thức được ở trong cái phạm-vi hiện-tượng mà thôi, chứ không nhận-thức được thực-tại. Muốn đạt tới thực-tại, thì phải nhờ cái trực-giác mới được.

Như thế là cho sự nhận-thức có giới-hạn, không thể biết tới hiện-thực, tức là bác cái thuyết duy-thức của Pháp-tướng tông.

Tam-luận tông lấy Bát-nhã kinh làm gốc, cho nên còn gọi là Bát-nhã tông, mà khi đối với Tướng-tông tức là Pháp-tướng tông, thì gọi là Tính-tông hay là Không-tông.

3• Thiên-thai tông. — Tông này khởi phát ở nước Tàu do Tuệ Văn thiền-sư đời Trần và đời Tùy vào khoảng thế-kỷ thứ sáu, theo ý-nghĩa sách Trí độ luận tức là Bát-nhã Ba-la-mật-đa luận và lấy Pháp-hoa kinh làm gốc, cho nên còn gọi là Pháp-hoa tông.

Thiên-thai tông chủ-trương thuyết: « chư pháp duy nhất tâm ». Tâm ấy tức là chúng sinh,

112