Trang:Phật giáo.pdf/122

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Duyên cảnh: cảnh-giới thuộc về duyên-nghiệp.

Duyên tự: mối dây về duyên-nghiệp

Dung-nạp: bao-dung nạp-thụ.

Hoắc nhiên: nhanh-chóng.

Hiện-thực: cảnh-giới thực có (le réel), không biến-đổi.

Hiện-tượng: những sự-vật hiện ra ở trong vũ-trụ.

Hư vọng: giả-dối, không chân-thực.

Huyễn-hoặc: mờ mắt, che mắt như quỉ-thuật.

Y-bát: áo cà-sa và bát ăn của người tu đạo Phật, nghĩa bóng là nói đạo-thống của Phật-giáo.

Ỷ-lại: nhờ-cậy, nương-dựa.

Kiếp: kiếp có hai nghĩa, một nghĩa nói cái đời sống của một người, một vật; một nghĩa nói khoảng thời-gian của thế-giới.

Khách-quan: quan-niệm về ngoại vật, ngoài tâm-trí của mình.

Khế-hợp: đúng, ăn với nhau.

Khiên-dẫn: lôi giắt.

Khổ-não: đau-khổ.

Liễu-kết: kết-quả.

Liễu-ngộ: hiểu rõ, biết rõ.

Lĩnh-nạp: thu-nhận lấy.

Lợi-căn: cỗi-rễ tốt, có thiên-tư tốt.

Mông-muội: tối-tăm, mờ-mịt.

Ngã chấp: cố chấp cái giả-ngã.

Nguyên-ủy: đầu-đuôi, gốc-ngọn.

Ngộ đạo: hiểu thấu được đạo.

Nghiệp báo: sự báo-ứng do cái nghiệp gây ra.

Nhận-thức: nhận biết, cũng như tri-thức.

122