Trang:Phật giáo.pdf/123

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Nhiễm nhân: cái nhân vì có sự nhuộm thấm mà thành ra.

Nhu-dụng: cần-dùng.

Pháp chấp: cố chấp chư pháp là có thật.

Pháp-luân: bánh xe của Phật-pháp, tức là nói cách giảng-dạy của Phật.

Phát-động: khởi-phát ra.

Phù-hợp: đúng, hợp.

Phú-dữ: nói tính trời phú cho.

Phương-thức: cách, lối (moyen) để làm việc gì.

Phương-tiện: phương-thức tiện-lợi.

Qui-túc: qui là về, túc là chỗ ngủ. Nói chỗ tinh-thần của người ta quay về mà yên-nghỉ.

Sai-dị: khác nhau.

Sâm-la: rậm, nhiều.

Sưu-tập: tìm-nhặt, gom-góp.

Tịch-tĩnh: im-lặng.

Tiến-triển: tiến mở ra.

Tư trợ: giúp-đỡ.

Tự-tại: có luôn, không biến-đổi.

Tự tướng: cái hình-tướng riêng của mình.

Tự thể: bản-thể riêng của mình.

Tự tính: bản-tính riêng của mình.

Thặng: tiếng này có hai âm. Một âm thặng, danh-tự, là cỗ xe chở người, một âm là thừa, động-từ (verbe) là cỡi. Khi nói Đại-thặng, Tiểu-thặng thì phải gọi là thặng mới đúng. Nhưng có người có người gọi quen là thừa thì lầm.

Thiên chấp: cố-chấp một điều thiên-lệch, không đúng chân-lý.

123