Trang:Phật giáo.pdf/23

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Nhân là mầm, duyên là dây. Bởi mười-hai nhân-duyên ấy mà chúng sinh cứ sinh sinh hóa hóa mãi, sinh ra rồi lại chết đi, chết đi rồi lại sinh ra, hết kiếp này đến kiếp khác, giống như nước bể, vì gió, vì cái sức khác mà thành sóng. Sóng nhô lên rồi lại lặn xuống, lặn xuống rồi lại nhô lên, không bao giờ nghỉ.

Mười hai cái nhân-duyên ấy là: vô-minh, hành, thức, danh-sắc, lục-xứ, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão-tử.

1• Vô-minh là mông-muội mờ-tối từ lúc vô thỉ. Do « vô-minh » mà có « hành ». Ấy là « vô-minh » làm nhân cho « hành ».

2• Hành là tưởng-nghĩ mà hành-động tạo-tác. Đã tưởng-nghĩ mà hành-động tạo-tác, thì thành ra cái nghiệp, tức là cái nếp, cái tập-khí. Bởi cái nghiệp mà hành-động tạo-tác mãi. Do « hành » mà có « thức ». Ấy là « hành » làm quả cho « vô-minh » và lại làm nhân cho « thức ».

3• Thức là ý-thức, là biết, biết ta là ta, biết ta là một vật hành-động tạo-tác được. Do « thức » mà có « danh-sắc ». Ấy là « thức » làm quả cho « hành » và lại làm nhân cho « danh-sắc ».

4• Danh-sắc là tên và hình. Ta đã biết ta là riêng một vật, thí phải có tên có hình của ta. Do « danh-sắc » mà có « lục-xứ ». Ấy là « danh-sắc » làm quả cho « thức » và lại làm nhân cho « lục-xứ ».

5• Lục-xứ hay lục-nhập là sáu chỗ, tức là sáu giác-quan. Ta thường chỉ nói có ngũ-quan là: tai, mắt, mũi, lưỡi, thân mà thôi. Đạo Phật nói thêm một giác-quan nữa là trí-tuệ, tức là trí-não của mình, Đã có tên có hình là có « lục-xứ » để giao-tiếp với những ngoại vật. Do « lục-xứ » mà có « xúc ». Ấy là

23