Trang:Phật giáo.pdf/28

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

ta là ta đeo theo cái nghiệp của ta đã gây thành ra khi ta sống ở kiếp trước. Bao nhiêu những sự hành-động tạo-tác của ta đều gây thành cái nghiệp.

Nghiệp có ba thứ: Thân-nghiệp, tức là cái nghiệp do sự hành-động của thân-thể mà thành, Khẩu-nghiệp, tức là cái nghiệp do lời nói mà thành, Ý-nghiệp, tức là cái nghiệp do ý-niệm tư-tưởng mà thành. Cái mặc-niệm của ta tuy chưa hiện ra việc làm, nhưng có thể gây thành nghiệp được. Bởi thế, Phật nói: « Nhất niệm khởi, thiện ác dĩ phân ». Ta sinh ra kiếp này, ta mang theo cái nghiệp kiếp trước, để làm cho mòn hết cái nghiệp ấy. Song cái nghiệp ấy hết, thì cái nghiệp khác lại thành. Bởi vì có sống là có hành-động tạo-tác; có hành-động tạo-tác là lại gây ra cái nghiệp nó theo ta, để khiến ta đi vào con đường mà sự hành-động tạo-tác ấy đã đánh thành lối sẵn.

Cái nghiệp do « hành » mà thành ra đó, phạn-tự gọi là Karma, chữ nho dịch ra là lậu-nghiệp, nghiệp-báo hay là nghiệp, tiếng nôm ta gọi là nợ tiền-kiếp. Cái nghiệp ấy là một cái công-lệ chung của tạo-hóa. Vạn vật không có vật nào tránh khỏi, dù là thần-thánh cũng vậy. Chỉ có khi nào thành Phật rồi, là đã phá được vô-minh, thì cái nghiệp ấy không có mầm mà sinh nảy ra được nữa, là tự nó phải hết. Còn các vật ở trong vô-minh, thì vật nào cũng có nghiệp. Người làm điều lành, điều phải, thì có cái nghiệp tốt để báo-ứng cho điều lành, điều phải; người làm điều ác, điều dở, thì có cái nghiệp xấu để báo-ứng cho điều ác điều dở. Xấu hay tốt, dữ hay lành là tự mình làm ra, rồi tự mình được hưởng hay phải chịu lấy, chứ không có trời thánh nào làm cho mình tránh được cái nghiệp của mình

28