Trang:Phật giáo.pdf/30

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

ngoài tạo-hóa và tiêu-dao ở nơi bất sinh bất diệt, tức là ở cõi niết-bàn vậy.

Trong những cái vòng dây nó thắt chặt ta vào cái nghiệp, có cái vòng « ái » là thắt chặt hơn cả. Đây ta phải hiểu chữ « ái » cũng như chữ « nghiệp » có cái nghĩa khác với nghĩa chữ nghiệp và chữ ái dùng ở sách nho. Ở trong sách nhà Phật, thì « nghiệp » là lậu-nghiệp, nghiệp-báo mà « ái » là sự yêu-thích mong-muốn tài-sắc danh-lợi, tức là cái tư-dục của người ta. Khi ta đã có lòng yêu-thích mong-muốn ấy, thì ta cố lăn-lộn vào những chỗ để được thỏa cái ý muốn của ta. Ta đã lăn-lộn vào chỗ ấy, tất là sự hành-động của ta lại gây ra cái nghiệp tương-đương nó trói-buộc ta vào vòng sinh-tử. Ta càng hành-động theo cái tư-dục bao nhiêu, cái nghiệp của ta lại nặng về đường tư-dục bấy nhiêu. Bởi thế cho nên đạo Phật rất chú-ý ở chỗ dứt cái « ái ». Đã dứt được cái « ái », thì các khúc dây khác đều tự khắc lỏng ra, mà rồi đến cái « hành » cũng mất cái sức mạnh về đường gây ra nghiệp. Cái « hành » đã mất cái sức mạnh ấy, thì cái nghiệp cũng nhẹ dần. Vì rằng cái « hành » mà không theo tư-dục, thì cái nghiệp dẫu có, cũng là nhẹ và tốt. Thành thử lâu dần ta phá được vô-minh. Vô-minh đã phá, thì cái sáng-tỏ chân-thực tự-nhiên hiển-hiện ra. Cái sáng tỏ chân-thực ấy là cái đích lớn của đạo Phật. Có cái sáng-tỏ ấy, thì rồi mới qua được bến mê, vượt được bể khổ.

Đạo-lý của Phật-giáo nói rộng ra về đường triết-lý, còn có những thuyết như Duy-thức, Chân-như, Thái-hư, Pháp-thân v. v., nhưng thuyết nào cũng chú-trọng ở sự cầu được giải-thoát ra khỏi cái khổ. Cho nên cái phương-pháp thực-hành là cốt ở ngũ-giới, và lục-độ, bao-quát cả hai phương-diện tiêu-

30