Trang:Phật giáo.pdf/35

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Phật là bậc có thần-thông quảng-đại, nhưng người ấy không biết tu-tỉnh mà bỏ điều ác, làm điều lành, thì Phật cũng không sao cứu-độ được.

Ta lễ-bái cầu-nguyện là để trong lòng được an-ủi, tựa như người mắc nạn mà biết có người sắp đến cứu, thì cái sức mạnh của mình có thể tăng lên bội phần mà chống với nạn. Chứ nếu mình tự để mình chìm-đắm đi mà lại mong Phật cứu thì cứu làm sao được!

Vậy theo đạo Phật là tự cái tâm mình phấn-chấn lên mà làm điều lành điều phải, tự mình có sức mạnh để phá cho hết những cái nó trói-buộc mình vào chỗ khổ. Bởi thế người thật bụng theo đạo Phật là người có cái tâm-lực rất cương-kiện, lòng dạ vững-bền như gang như sắt. Cũng vì thế mà đạo Phật thường hay dùng bốn chữ « dũng-mãnh tinh-tiến ». Dũng-mãnh tinh-tiến để giải-thoát, dũng-mãnh tinh-tiến để cứu người, dũng-mãnh tinh-tiến để phá cái mê, trừ cái hại. Người ta đã có cái đức dũng-mãnh tinh-tiến thì không bao giờ chịu đứng lùi lại mà chịu kém người, không bao giờ lười-biếng, trễ-nải, không bao giờ ham-mê vật-dục, có thể giam-hãm mình vào những nơi tối-tăm dơ-bẩn.

Cũng bởi có cái đức dũng-mãnh tinh-tiến ấy, cho nên đức Quan-thế-âm Bồ-tát vì lòng từ-bi bác-ái mà phát thệ rằng: « Hễ ở trần-gian mà còn có cái khổ, thì dầu phải đợi đến mấy muôn kiếp nữa, ta cũng ở lại mà cứu-độ chúng sinh, chứ không vào niết-bàn thành Phật. Bất kỳ ở đâu mà có con ruồi con bọ phải khổ là có ta ở đó. » Từ-thiện thay cái lòng cứu thế của đức Quan-âm! Ta chịu cực-khổ ở chốn bụi-trần này, mà nghe lời từ-bi ấy, tựa như đang bị cơn lửa nồng nung-nấu, được ngọn gió mát

35