Trang:Phật giáo.pdf/47

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

như bàn thạch. Là bởi vì khoa-học vẫn không có cách nào mà giải-quyết được cái vấn-đề sinh-tử, thì tất phải nhận thế-giới là một cuộc biến-hóa vô thường: có trước tất phải có sau, có sinh tất phải có tử, thành ra vẫn ở trong cái phạm-vi của Phật-giáo. Chỉ trừ ra nói rằng: ta hãy cứ biết sự hiện-tại trước mắt đã, rồi sau muốn ra thế nào thì ra. Nói như thế không phải là cách giải-quyết một vấn-đề. Hoặc nói rằng: chỉ biết có cái sống là thực, còn cái chết là hết. Chết là hết, tức là không có gì nữa. Nếu cái sống là có, cái chết là không, thì cái sống bởi đâu mà ra? Không lẽ cái « không » là không có gì, mà lại sinh ra cái « có » được. Rút cục, chỉ có cái thuyết nhân-duyên mới giải được cái nghĩa sinh hóa ở trong vũ-trụ. Song cái thuyết ấy mới nghe thì tưởng là dễ, mà nghĩ ra thì rất khó. Vậy nên ta phải bàn cho kỹ để khỏi có sự lầm lẫn.

Trong cái thuyết ấy, có ba điều cốt-yếu là nhân (hetu), quả (phala) và duyên (pratitya). Phàm sự-vật gì phát-động hay thành-tựu ở trong thế-gian là không ra được ngoài cái luật nhân-quả. Cái gì phát-động ra là nhân, mà cái gì kết-tập thành-tựu làm sự thực là quả; như núi, sông, đất, nước, chim, muông, cây, cỏ, cho đến cái mảy ở trong bụi trần, là đều có cái quả-tướng hết cả. Mà đã có quả-tướng tất là có nhân-do, cho nên ta có thể cứ quả mà suy đến cái nhân được. Nói ngay như cái bàn để trước mắt ta đây, là một cái quả, bởi có các nhân khác mà thành ra. Những nhân ấy là gỗ, là người làm đồ gỗ. Có gỗ, có người làm nhân thì mới thành cái quả là cái bàn ấy.

Đây ta nên biết rằng: cái tướng-nhân và cái

47