Trang:Phật giáo.pdf/48

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

tướng-quả cùng đồng thời mà sinh ra: như gỗ là nhân, nhưng ở trong gỗ đã có đủ cái thể-chất để làm cái bàn, tức là khi gỗ còn ở chỗ làm nhân, thì đã có cái tướng-quả rồi: kịp đến khi làm thành cái bàn, thì cái bàn ấy là bàn gỗ, chứ không phải là bàn sắt hay bàn đá, thế là khi đã thành cái quả, cái tướng-nhân vẫn còn. Cho nên cái tướng-nhântướng-quả tuy là riêng làm hai, nhưng vẫn đồng thời đều có cả.

Nhân với quả sinh lẫn ra nhau, mà sự sinh ấy nhờ có cái duyên. Tỉ-dụ như hạt thóc là cái quả của cây lúa đã thành, mà là cái nhân của cây lúa sắp thành. Vậy hạt thóc ta gieo xuống đất là cái nhân, nhưng hạt thóc mà thành ra được cây lúa có bông, có quả, là nhờ có ruộng đất, có nước, có ánh-sáng mặt trời và có nhân-công bồi-dưỡng. Vậy ruộng đất, nước, ánh-sáng và nhân-công là duyên. Hạt thóc đã thành lại theo cái duyên hòa-hợp với nhau mà thành ra cây lúa khác. Nhân mà không có duyên thì không thành được quả, cũng như hạt thóc mà không có ruộng, có nước v.v., thì cây lúa không mọc lên được. Vậy duyên là nói cái mối quan-hệ, cái tư-trợ, nó giúp cho cái nhân thành ra cái quả. Như thế, thì duyên không phải là một vật gì có cụ-thể, mà là trỏ chung hết thảy mọi sự-vật có tính tương-hợp, tương-thích để tư-trợ cho sự khởi sinh của vạn pháp.

Về sau, các Phật-giáo học-phái còn chia ra làm mấy thứ nhân và mấy thứ duyên, như ở trong sách Đại-trí-độ luận, tức là sách Bát-nhã Ba-la-mật-đa luân, người ta định ra lục-nhântứ-duyên.

Lục-nhân là: 1• Tương-ứng nhân, là cái nhân của tâm-vương và tâm-sở tương-ứng với nhau, như bạn-hữu hòa-hợp để làm thành việc (tâm-vương là

48