Trang:Phật giáo.pdf/49

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

cái tâm làm chủ các cái thức hay là đệ-bát thức tức là A-lại-da thức (Alaya Vijnâna), tâm-sở là cái mà tâm đã thụ, tưởng và hành mà có); — 2• Câu-hữu nhân, là cái nhân của tâm-vương và tâm-sở cùng có mà giúp-đở lẫn nhau; — 3. Đồng-loại nhân, là cái nhân đồng một loài, như nhân thiện với nhân thiện, nhân ác với nhân ác; — 4. Biến-hành nhân, là cái nhân cùng khởi một lúc khắp cả trong Khổ-đế và Tập-đế; — 5• Dị-thục nhân, là cái nhân làm điều lành hay điều ác ở đời này, thì đời sau thành ra thiện báo hay ác báo; — 6• Năng-tác nhân, là cái nhân nhờ có cái duyên khác mà có thể tạo-tác ra cái quả.

Tứ-duyên là: 1• Nhân-duyên, là cái duyên làm cho nhân thành ra quả, như lục-căn (nhỡn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý) làm nhân, lục-trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) làm duyên mà thành ra lục-thức (nhỡn-thức, nhĩ-thức, tị-thức, thiệt-thức, thân-thức và ý-thức); — 2• Thứ-đệ duyên, là cái duyên của tâm-vương và tâm-sở cứ thứ-tự theo nhau sinh ra mà không gián-cách, như tâm với tâm-sở đối với chư trần thì hết niệm này đến niệm khác, không bao giờ dứt; — 3• Sở-duyên duyên, là duyên này nhờ duyên khác mà sinh, tức là cái duyên-tự của tâm; — 4• Tăng-thượng duyên, là cái duyên làm cho có thêm sức ra như lục-căn đối với lục-trần thì có cái sức mạnh hơn lên để tùy duyên tùy khởi mà phát ra các thức, không có gì là chướng-ngại.

Đại-để, là về sau vì Phật-học cần phải biện-luận cho tinh-tường, nên chi mới phân ra các thứ nhânduyên như thế, chứ lúc đầu chỉ nói có nhân-duyên là cái duyên làm cho nhân thành ra quả mà thôi. Nay ta theo cái nghĩa ấy mà xét-xem cái thuyết Thập-nhị nhân-duyên là có những gì và cái thuyết ấy quan-hệ với sự thực trong thế-gian là thế nào. Xem

49