Trang:Phật giáo.pdf/50

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

trong kinh nhà Phật, thì thường thấy kê cái số thập-nhị nhân-duyên như sau này:

Vô-minh (avidya) (I), — Hành (samskaras) (II), — Thức (vijnâna) (III), — Danh-sắc (namarupa) (IV), — Lục-nhập (chadayatana) (V), — Xúc (sparça) (VI), — Thụ (védana) ( VII),— Ái (trichna) (VIII), — Thủ (upadâna) (IX),— Hữu (bhava) (X),— Sinh (djati) (XI), — Lão-tử (djarâ marana) (XII).

Cái số thập-nhị nhân-duyên ấy đều ở trong Tứ-đế hoặc khai hoặc hợp mà ra, như là Vô-minh, Hành, Ái, Thủ, Hữu làm năm chi hợp làm Tập-đế; Thức, Danh-sắc, Lục-nhập, Xúc, Thụ, Sinh, Lão-tử, là bảy chi mở ra làm Khổ-đế. Cái trí xem thấu cái lẽ sinh và diệt của nhân-duyên là Đạo-đế. Dứt được hết cả mười-hai nhân-duyên là Diệt-đế.

Thập-nhị nhân-duyên theo nhau liên-tiếp như nước sông chảy, cho nên sách nhà Phật gọi là Duyên-hà. Các nhân-duyên tụ-tập mà sinh ra mãi, gọi là Duyên-hà mãn, nghĩa là sông Duyên đầy tràn. Nếu cứ lần-lượt dứt hết nhân-duyên nọ đến nhân-duyên kia, thì gọi là Duyên-hà khuynh, nghĩa là sông Duyên nghiêng cạn. Vậy nên nói rằng: Vô-minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh-sắc, Danh-sắc duyên Lục-nhập, Lục-nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thụ, Thụ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sinh, Sinh duyên Lão-tử, ưu-bi, khổ-não. Thế gọi là thuận sinh-tử lưu, nghĩa là thuận cái dòng sinh-tử, thì mười-hai cái Duyên là đầy tràn lên. Vô-minh diệt, thì Hành diệt; Hành diệt thì Thức diệt; Thức diệt thì Danh-sắc diệt; Danh-sắc diệt thì Lục-nhập diệt; Lục-nhập diệt thì Xúc diệt; Xúc diệt thì Thụ diệt; Thụ diệt thì Ái diệt; Ái diệt thì Thủ diệt; Thủ diệt thì

50