Trang:Phật giáo.pdf/51

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Hữu diệt; Hữu diệt thì Sinh diệt; Sinh diệt thì Lão-tử, ưu-bi, khổ-não diệt. Thế gọi là nghịch sinh-tử lưu, nghĩa là đi ngược cái dòng sinh-tử, thì mười-hai cái Duyên-hà nghiêng cạn. Làm cho các Duyên-hà nghiêng cạn đi, để khỏi sinh-tử khổ-não là Phật-pháp, mà làm cho các Duyên-hà đầy tràn lên, để phải sinh-tử, khổ-não mãi, là chúng sinh phiền-não.

Cái lẽ nhân-duyên là thế, mà hiểu cho thật suốt hết lẽ ấy, thì thật khó, cho nên kinh Niết-bàn nói rằng: cùng một thuyết Thập-nhị nhân-duyên mà ba bậc Thanh-văn, Duyên-giác và Bồ-tát, mỗi bậc tùy cái trí thiển hay thâm mà đạo-pháp thành ra cao hay thấp. Bậc hạ trí là Thanh-văn xem thấu cái thuyết Thập-nhị nhân-duyên, thì được Thanh-văn bồ-đề. Vì rằng bậc ấy dùng cái trí hiểu cái không, trước xem thấu Thập-nhị nhân-duyên sinh, sau xem thấu Thập-nhị nhân-duyên diệt. Xem thấu sự sinh-diệt ấy thì liễu-ngộ được là phi sinh phi diệt mà phá đnợc cái hoặc của sự kiến và sự và chứng được cái lý chân-không.

Đây ta nên biết rằng: tiếng nhà Phật gọi kiến là sự phân-biệt của ý-thức đối với pháp-cảnh ở ngoài, nghĩa là đối với các hiện-trạng ở trong thế-gian; và gọi là sự tưởng-nghĩ, sự ham-thích do ngũ-căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân đối với ngũ-trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc. Kiến là hoặc-vọng cả, cho nên gọi là kiến-tư hoặc.

Bậc trung trí là Duyên-giác xem thấu cái thuyết Thập-nhị nhân-duyên, thì được Duyên-giác bồ-đề. Vì rằng bậc ấy cũng dùng cái trí hiểu cái không, trước xem thấu Thập-nhị nhân-duyên sinh, sau xem thấu Thập-nhị nhân-duyên diệt. Xem thấu sự sinh-diệt ấy thì liễu-ngộ được là phi sinh phi diệt, mà

51