Trang:Phật giáo.pdf/52

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

phá được cái hoặc của sự kiến và sự tư, và bỏ dần được cái tập-khí của những sự hoặc ấy. Cùng có cái trí xem thấu ấy, nhưng ví với bậc Thanh-văn lại có phần hơn cho nên sở chứng được cái lý chân-không cũng sâu hơn.

Bậc thượng-trí là Bồ-tát, vì bậc ấy cũng dùng cái trí hiểu cái không, xem thấu Thập-nhị nhân-duyên sinh và diệt, liễu-ngộ được là phi sinh phi diệt, mà dứt ngay được cái tập-khí của kiến-tư hoặc. Cùng có cái trí xem thấu ấy, nhưng ví với bậc Duyên-giác lại hơn nữa, cho nên sở chứng được cái chân-không rất sâu. Vậy cùng một thuyết Thập-nhị nhân-duyên mà mỗi bậc người tùy cái trí hơn hay kém mà hiểu được sâu hay nông.

Nay ta muốn hiểu rõ cái thuyết Thập-nhị nhân-duyên theo cái trí thấp-hèn của ta, thì tôi tưởng nên tham-khảo các kinh bên Tiểu-thặng và bên Đại-thặng cùng những ý-kiến của các nhà Phật-học đời nay, rồi hòa-hợp hết các ý-nghĩa mà chiết-trung lấy cái nghĩa chính-đáng.

Theo sách Thiên-thai Tứ-giáo-nghi thì trong cái thuyết Thập-nhị nhân-duyên có ba điều cốt-yếu là Hoặc, Nghiệp, và Quả, gồm cả tam thế: quá-khứ, hiện-tại và vị-lai. Vô-minh là cái hoặc quá-khứ; Hành là cái nghiệp quá-khứ; Thức, Danh-sắc, Lục-nhập, Xúc, Thụ là cái quả hiện-tại; Ái và Thủ là cái hoặc hiện-tại; Hữu là cái nghiệp hiện-tại; Sinh và Lão-tử là cái quả vị-lai. Ba điều cốt-yếu ấy kê ra thành cái biểu sau này:

1• Hoặc Vô-minh : quá-khứ hoặc (nhân)
Ái hiện-tại nhị hoặc (nhân)
Thủ
52