Trang:Phật giáo.pdf/55

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Thập-nhị nhân-duyên cũng vậy, Phật không nói cái gì mắc phải Vô-minh mà luân-hồi sinh-tử, để ta tự hiểu lấy rằng « cái ấy » không phải là không hẳn mà cũng không phải là có hẳn, nó là cái « chân-ngã » của ta mà không thể suy-nghĩ mà biết được. « Cái ấy » về sau các học-phái bên Đại-thặng gọi là chân-như, là chân-ngã, hay là thần-thức để cho để hiểu.

Đáng lẽ cái chân-như ấy cứ im-lặng sáng-suốt, không mắc vào sự biến-hóa. Chỉ vì có Vô-minh nó làm cho cái chân-như mê-muội đi, mới khởi ra sự hành-động tạo-tác, gây ra vạn-tượng ở trong thế-gian. Tựa như nước ngoài biển lớn đang yên-lặng vì có gió mà cuồn cuộn lên thành ra các ngọn sóng. Chân-như là nước biển, các ngọn sóng là vạn-tượng. Hễ hết gió là nước lại yên-lặng.

Vậy thế-gian mà có là bởi có Vô-minh. Vì Vô-minh làm thêm ra cái duyên, cho nên chân-như mới vì cái duyên ấy mà hành-động tạo-tác và kết-tập, kết-cấu thành ra Hành (II). Đã hành-động tạo-tác là khởi đầu bước vào cuộc biến-hóa. Sự hành-động tạo-tác ở trong cuộc biến-hóa, tuy có rồi lại biến đi, nhưng đã hành-động tạo-tác, thì sự hành-động tạo-tác ấy để lại cái tập-khí, cái nếp sẵn, nó tụ-hợp lại mà thành ra cái nghiệp. Có Vô-minh và Hành làm duyên cho nên cái « hoặc » và cái « nghiệp » lôi kéo cái nhân-như đến chỗ sinh-hóa. Ấy thế là Hành làm duyên cho Thức (III).

Cái thức ấy gọi là tương tục thức hay là tùy nghiệp thức hay là tâm-sở nghĩa là một thứ thức-tâm theo cái nghiệp mà sinh sinh hóa hóa, biết phân-biệt tâm với cảnh, người với ta, chủ với khách, tức là cái ý-thức hay là cái « ngã », hoặc gọi cho dễ hiểu hơn nữa là cái thần-hồn. Phàm đã gọi là hữu tình, tức là sinh-vật ở trong thế-gian, thì giống

55