Trang:Phật giáo.pdf/56

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

nào cũng có cái thức ấy. Trong mười-hai nhân-duyên, thì Thức làm chủ, và cứ lưu-chuyển ở trong lục-đạo luân-hồi. Cái thức-tâm ấy bị cái hoặc và cái nghiệp lôi kéo đi đến chỗ sinh, tức là đi đầu thai, thì chỉ trong khoảng một nhoáng là cảm cái ái làm mầm, làm giống, rồi nạp cái tưởng mà thành ra cái thai. Nghĩa là trong khi ấy cái thức-tâm cùng với tình-ái và tinh-huyết của cha mẹ hợp làm một khối. Cái khối ấy có phần khí-chất như: địa, thủy, hỏa, phong, (tứ đại) gọi là sắc, và có phần tinh-thần như: thụ, tưởng, hành, thức gọi là danh, vì phần tinh-thần ấy chỉ có danh, tức là có tên gọi, mà không có hình-chất. Hai phần ấy hợp thành ra một cá-vật (individualité) tức là Danh-sắc (IV).

Danh-sắc là mối đầu của cá-vật. Mà các cá-vật đều không có thường-định, vì rằng vạn vật ở trong thế-gian, bất cứ vật nào, từ bậc thần chí cao, cho đến các thứ sinh-vật nhỏ-mọn hèn-thấp, hễ đã mắc vào trong luồng sóng biến-hóa của vũ-trụ, thì không bao giờ có thường-định. Vậy thì một cá-vật là gì? Một cá-vật chỉ là một cái hoạt-động, gồm cả chủ-động và khách-động. Song sự hoạt-động ấy tự nó không có chân-thể, chân-tướng; nó chỉ là một cái ảo-tướng vụt còn vụt mất, không có gì chân-thực. Như thế, thì cá-vật chỉ là một sự kết-tập, kết-cấu vô thường ở trong cuộc biến-hóa mà thôi. Song những hữu-tình tuy là vô thường vô định, nhưng đã có ý-thức, có cảm-giác, thì cũng có thể nói là có được, có một cách tương-đối vô thường. Thế thì những hữu-tình ấy lấy gì mà tiếp-xúc, đối-đãi với những đối cảnh ở ngoài? Tất là phải có các cơ-quan riêng.

Kể thực ra, thì cái lý của Thập-nhị nhân-duyên

56