Trang:Phật giáo.pdf/61

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

sinh từ thủa vô thỉ đến nay cái gì cũng điên-đảo, tựa như người mê, chạy quàng chạy xiên khắp mọi nơi, nhận càn tứ-đại (địa, thủy, hỏa, phong) làm cái tướng của tự thân, và cái duyên-cảnh của lục-trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) làm cái tướng của tự tâm, ví như người đau mắt trông thấy ở trên trời có hoa hay là có hai mặt trăng vậy. Ở trên trời vốn thực không có hoa, chỉ vì người có bệnh kia vọng-chấp đó mà thôi. Bởi sự vọng-chấp cho nên không những chỉ lầm ở cái tự tính hư-không mà còn mê cả đến chỗ cái hoa kia sinh ra nữa. Do sự vọng-hoặc ấy mà thành ra có sự luân-chuyển sinh-tử, cho nên gọi là vô-minh. Cái vô-minh ấy không phải là thực có chân-thể. Tựa như người nằm chiêm-bao, khi đang chiêm-bao không phải là không có, nhưng đến khi tỉnh dậy, thì biết rõ không có gì là thực. Hoặc tựa như các thứ không-hoa thấy biến mất ở chỗ hư-không, không thể nói là có chỗ mất thật được. Bởi sao thế? Bởi không có chỗ sinh. Hết thảy chúng sinh ở trong chỗ vô sinh thấy lầm là có sự sinh-diệt, cho nên mới gọi là luân-chuyển sinh-tử. Đức Như-lai là bậc tu đến chỗ viên-giác, biết là không-hoa tức là không luân-chuyển, và cũng không có thân-tâm nào chịu cái sinh-tử kia. Không phải là tạo-tác ra, cho nên không có, cái bản-tính vốn không có.

Xem thế thì biết Vô-minh là mờ-đục, tối-tăm, không trong-sạch sáng-tỏ; nó chỉ là cái nhiễm-nhân cùng-tột trong cuộc biến-hóa của vũ-trụ, là cỗi-nguồn vô thỉ gây ra vạn-tượng ở thế-gian. Vậy ta có thể lấy cái sức của ta mà phá tan được cái Vô-minh ấy. Hễ cái Vô-minh đã phá, thì cái chân-như lại hiển-hiện ra mà im-lặng sáng-suốt, ấy là chứng

61