Trang:Phật giáo.pdf/62

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

được niết-bàn, tức là giải-thoát được cái khổ vậy.

Thuyết Thập-nhị nhân-duyên xét theo lối diễn-dịch hay lối qui-nạp, theo lối nào cũng thấy đúng một lý như nhau và không thấy gì là gián-đoạn cả. Từ Vô-minh đến Lão-tử, tuy có cách nhau mười nhân-duyên khác, nhưng Lão-tử với Vô-minh vẫn liên-tiếp với nhau rất mật-thiết, như các đoạn ở trong cái vòng tròn vậy. Đoạn sau cùng nối liền đoạn đầu, mà có đoạn đầu mới có đoạn sau cùng; và có đoạn sau cùng mới có đoạn đầu. Xem như Lão-tử là đoạn sau cùng, mà không phải đến Lão-tử là hết. Lão-tử rồi lại vì có Vô-minh và cái nghiệp trước mà sinh ra Hành và Thức, Thức lấy Vô-minh và Hành làm duyên mà đi đầu thai, lại sinh ra Danh-sắc, Lục-nhập, Xúc và Thụ, ấy là lại thành ra một cá-vật. Cá-vật lại có Ái và Thủ là cái hiện-tại Vô-minh nó làm cho mê-muội đi, cho nên lại có Hữu và Sinh. Đã có Hữu và Sinh tất là lại có Lão-tử. Ấy thế là cứ luân-chuyển vô cùng vô tận.

Sự luân-chuyển ấy do ở cái duyên-cảnh của vạn-pháp, nghĩa là vạn-pháp theo nhân-duyên mà sinh hay diệt. Duyên hợp thì sinh, duyên tan thì diệt. Sinh sinh hóa hóa do ở cả các cái duyên tụ-hợp mà thành ra, cho nên vạn pháp chỉ là cái thể tương đối vô thường mà thôi, chứ không có tự tính tuyệt đối thường định. Vạn-pháp đã không có tự tính thường định, thì sự ngã chấp, pháp chấp của ta là sự vọng-hoặc, không có giá-trị gì cả. Muốn biết cái chân-thể tuyệt đối, thì phải dùng cái tâm sáng-suốt, cái trí minh-mẫn mới có thể thấy được cái gọi là chân-như, là niết-bàn bất sinh bất diệt.

Cái mục-đích chân-chính của Phật-giáo là vụ

62