Trang:Phật giáo.pdf/63

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

lấy trí-tuệ mà suy-luận, mà hiểu-biết đến chỗ cỗi-nguồn của vạn-pháp, để tìm cách giải-thoát ra ngoài tạo-hóa, cho nên trong cái thuyết Thập-nhị nhân-duyên, ta thấy rõ cái phép luận-lý của Phật như Phật đã nói: « Nếu cái kia có, thì cái này thành ra; bởi chưng cái kia hiện ra, cái này mới hiện ra; nếu cái kia không có, thì cái này không thành ra; bởi chưng cái kia đã trừ diệt, cái này cũng thôi, không còn nữa ». Theo phép luận-lý ấy thì vạn-pháp sở-dĩ có là vì có nhân-duyên; biết rõ những nhân-duyên ấy tức là biết cái nguồn-gốc sự khổ, tất là phá được sự khổ. Muốn phá sự khổ thì phải phá những nhân-duyên sinh ra cái khổ. Không có Sinh, không có Hữu, không có Thủ, không có Ái, thì cái phần cảm-giác là Thụ, Xúc và phần cá-nhân là Lục-nhập và Danh-sắc đều không có cả; rồi không có Thức, không có Hành, thì Vô-minh cũng không có. Ấy thế là khi đã biết rõ những cái kết-quả của Vô-minh thì ta bỏ được Vô-minh, vì rằng đã biết rõ các nhân-duyên, tức là vượt qua được nhân-duyên; và hiểu thấu Vô-minh, tức là thấy rõ cái mờ-tối nó che-lấp mất cái chân-chính sáng-suốt vẫn có sẵn ở trong tâm ta. Thấy rõ cái mờ-tối ấy, ắt là có thể thấy được cái chân-thực. Vậy Phật đã biết rõ cái duyên-do sự khổ ở trong thế-gian, và cái nguồn-gốc của thế-gian, cho nên Phật dạy người ta tìm cách mà giải-thoát. Bởi chưng sự sinh-hóa chỉ do nhân-duyên hòa-hợp mà thành ra, chứ không phải là do một vị thần nào chủ-trương, thì sự giải-thoát của ta cũng không phải nhờ đến vị thần-thánh nào cả, ta chỉ cốt tự mình cố sức mà hiểu lấy, biết lấy, tức là giải-thoát được. Phàm có sự lầm-lẫn, mà khi đã biết là lầm-lẫn là không lầm-lẫn nữa. Vậy chỉ có

63