Trang:Phật giáo.pdf/66

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

cái ấy là sắc (rupa), thụ (védana), tưởng (samjna), hành (samskara), thức (vijnâna). Sắc là cái hình-thể, tức là phần hình-hài vật-chất; thụ là sự cảm-xúc lĩnh-nạp; tưởng là sự tưởng-nhớ; hành là sự hành-vi tạo-tác; thức là sự hiểu-biết. Năm cái ấy không có cái nào là thuần-nhất, là thường định; cái nào cũng phiền-phức bác-tạp. Nhưng hễ cả năm cái ấy mà tích-tụ lại thì nó gây thành cái « ngã », nghĩa là cái ta xưng là « ta ». Cái « ngã » của ta như thế thì không có gì là xác-định. Thế mà ta lại nhận cái « ngã » ấy là chân-thực vĩnh-viễn, thì há lai chẳng phải là một sự lầm lớn hay sao?

Ta phải hiểu rằng cái « ngã » nói đó là cái « vọng ngã » tương đối vô-thường do cái duyên-cảnh mà có chứ không phải là cái « chân-ngã » tuyệt đối thường-trụ. Muốn thấy rõ cái « chân-ngã » tuyết đối thì phải ra ngoại cuộc tương đối, mới có thể biết được. Đó là một điều rất uyên-thâm trong cái học-thuyết của phái Đại-thặng, để lúc khác sẽ bàn. Vậy cứ theo cho đúng ý-nghĩa thuyết Thập-nhị nhân-duyên thì thế-gian chỉ là một cuộc tương đối (une relativité) và tương tục (une succession). Tương đối là cái này có, bởi có cái kia; tương tục là thế nọ nối tiếp thế kia, chứ không có thường-định.

Xét về đường lý-thuyết thì thuyết Thập-nhị nhân-duyên giải-quyết được vấn-đề thế-gian và sự sinh-tử một cách hoàn-bị hơn cả. Các học-thuyết khác, hoặc đông, hoặc tây, xưa nay phần nhiều đã nghiên-cứu về vấn-đề vạn hữu ở trong vũ-trụ, tuy vẫn có nhiều thuyết rất cao-thâm uyên-áo, nhưng thuyết nào cũng cho vạn vật có cái bản-thể tự-tại, dù có nói là vạn vật do cái nhân mà sinh-khởi ra nữa thì cũng chỉ nói do các thứ nhân gốc ở cái tự-thể rất vi-ẩn mà thành ra các hiện-tượng hiển-lộ,

66