Trang:Phật giáo.pdf/77

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Sau Mã Minh lại có Kiên Tuệ làm sách Pháp-giới vô sai biệt luận thuật lại cái tư-tưởng của Mã Minh nói về lý-thuyết của Đại-thặng học-phái.

Từ đó, trong Phật-giáo có hai tông lớn là: Tiểu-thặng (Hinayâna) và Đại-thặng (Mahâyâna). Đại-thặng nghĩa là cỗ xe lớn, ý nói tu theo Bồ-tát hạnh, thì độ hết thảy chúng sinh; Tiểu-thặng là cỗ xe nhỏ, ý nói ai tu thì tự độ lấy mình. Lại có nghĩa Đại-thặng là bậc trên, Tiểu-thặng là bậc dưới. Hai bên tuy phân biệt ra như thế, nhưng vẫn theo tông-chỉ đạo Phật, chỉ có bên Đại-thặng thì chủ theo cái tinh-thần trong lời Phật dạy mà tiến-hóa; bên Tiểu-thặng thì cứ một mực trì-thủ lời dạy của Phật ở trong các kinh, chứ không thay-đổi. Một bên tự cho mình là hiểu rõ cái ý sâu-xa của Phật, một bên tự cho mình theo đúng lời Phật dạy. Đó là chỗ khác nhau của hai phái Đại-thặng và Tiểu-thặng từ lúc đầu. Xem thế, thì trong khoảng năm trăm năm sau Phật nhập-tịch, Phật-giáo chỉ có Tiểu-thặng học-phái mà thôi, rồi đến khoảng thế-kỷ thứ nhất sau Tây-lịch kỷ-nguyên trở đi, mới có Đại-thặng học-phái.

Tiểu-thặng học-phái từ lúc đầu vẫn dùng sách Tam-tạng viết bằng tiếng pali, là thứ tiếng thông dụng trong dân-gian thủa ấy. Học-phái này sau truyền về phía nam, như: đảo Tích-lan (Ceylan), Miến-điện, Xiêm, Cao-miên, Ai-lao v. v., cho nên còn gọi là Nam-tông. Còn Đại-thặng học-phái thì truyền về phía bắc, như: Ni-ba-la (Népal), Tây-tạng (Thibet), Mông-cổ, Trung-hoa, Việt-nam, Cao-ly, Nhật-bản, v. v., cho nên còn gọi là Bắc-tông.

Hiện nay bên Phật-giáo Tiểu-thặng chỉ thờ đức Thích-ca mầu-ni như một ông thầy lập giáo dạy

77