Trang:Phật giáo.pdf/78

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

chúng, chứ không thờ các vị Phật và Bồ-tát khác. Những người tu-hành thì mặc áo vàng và cứ sáng ngày đi khất thực. Bên Phật-giáo Đại-thặng, thì đức Thích-ca mầu-ni dần dần vào trong lý-tưởng, trong thần-bí, mà hóa thành một vị Phật như các vị Phật trong thần-thoại. Bởi vậy các chùa Phật-giáo Đại-thặng thờ đức Thích-ca mầu-ni lẫn với chư Phật và chư Bồ-tát. Những người tu-hành bên Đại-thặng mặc áo nâu, tự làm lấy mà ăn, không đi khất thực.

Khi Phật-giáo Đại-thặng hưng-khởi lên, thì đạo Bà-la-môn lại thịnh-hành, phái Đại-thặng mới dịch Kinh, Luật và Luận ra phạn-tự (sanscrit) là thứ tiếng triết-học của đạo Bà-la-môn vẫn dùng từ xưa, cốt để dùng đồng một thứ văn-tự cho dễ ứng-phó với đối phương.

Sau Mã Minh một trăm năm, có Long Thọ (Nâgârdjuna) ra đời, truyền tụng kinh Hoa-nghiêm và làm ra Trung luận, Thập nhị môn luậnThập trụ luận để phát-huy cái học-thuyết của Phật-giáo Đại-thặng. Từ đó Phật-giáo Đại-thặng mới thật là thịnh-đạt.

Long Thọ truyền cho hai người cao-đệ là Đề Bà (Deva) và Long Trí. Đề Bà làm bộ Bách-luận. Sau đó, người ta lấy Trung-luậnThập-nhị môn luận của Long Thọ và Bách-luận của Đề Bà mà lập ra Tam-luận tông, rồi đến Hộ Pháp luận-sư chủ-trương nói chư pháp giai không, chỉ có chân-như là bất diệt. Lại có tông lấy Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh (Prajnâ Pâramitâ sutra) làm gốc mà lập ra Bát-nhã tông, có tên gọi là Tính-tông hay Không-tông. Tam-luận tông, Bát-nhã tông hay Tính tông đều thờ Văn Thù Bồ-tát (Manjuçri Bodhisattva).

Long Thọ lại truyền Mật-giáo là một giáo-lý bí-

78