Trang:Phật giáo.pdf/79

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

mật cho Long Trí. Mật-giáo truyền đến Kim Cương Trí thành ra Chân-ngôn tông hay Mật-tông, lấy phép tu-trì bí-mật làm chủ. Vào khoảng đời Đường bên Tàu, Thiện Vô Úy, Kim Cương Trí và Bất Không đem tông này truyền sang Tàu.

Cái học không-tông truyền đến Thanh Biện luận-sư là người đồng thời với Hộ Pháp luận-sư, theo tông-chỉ của Long Thọ trong sách Trung-quan luận mà làm sách Đại-thặng chưởng trân luận để bác Tướng-luận của Hộ Pháp luận-sư. Sau Thanh Biện luận-sư, có Trí Quang là người có tiếng trong cái học « không luận ».

Vào quãng thế-kỷ thứ tư sau Tây-lịch kỷ-nguyên, tức là vào quãng một nghìn năm sau Phật nhập-tịch, có hai anh em Vô Trước (Asangha) và Thế Thân (Vasubhandha) làm cho Đại-thặng học-phái rất quang minh. Thế Thân là em Vô Trưóc, lúc đầu theo Tiểu-thặng học-phái, làm sách Câu-xá luận rồi sau bỏ sang theo Đại-thặng học-phái.

Về phương-diện tông-giáo, Vô Trước và Thế Thân lấy đạo pháp Du-gia (Yoyâ) là cái học nguyên đã có từ trước, để làm chỗ tu-luyện. Cái học Du-gia là phép tu cầu lấy sự giác-ngộ của trí-tuệ mà tới đến chỗ giải-thoát.

Vô Trước truyền tụng Du-gia-sư-địa luận (Yogâcarya bhumi çastra) và lấy sách ấy làm gốc mà lập ra Du-gia tông hay là Duy-thức tông. Vô Trước còn làm sách Nhiếp Đại-thặng luậnKim-cương Bát-nhã luận. Theo Nhiếp Đại-thặng luận của Vô Trước, thành ra Nhiếp luận tông.

Thế Thân làm cách Duy-thức luậnKim-cương Bát-nhã kinh luận.

Cái học của Vô Trước và Thế Thân truyền đến

79