Trang:Phật giáo.pdf/85

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Niết-bàn và thế-gian là một. Những yếu-tố có ở trong thế-gian là có ở trong niết-bàn; những yếu-tố có ở trong niết-bàn là có ở trong thế-gian. Phật nói rằng: « Những yếu-tố căn-bản thật có của sự sinh-hóa là không bao giờ tiêu-diệt đi được. Những yếu-tố không có ở trong thế-gian là không có và không bao giờ đã có[1]. Những người tưởng có « hữu » và « vô » (hai cái tương đối), là không bao giờ hiểu được sự yên-nghỉ của luân-hồi. » Nghĩa là: trong Thái-cực Tuyệt-đối, là cứu-cánh niết-bàn, các yếu-tố đều biến mất. Những yếu-tố ấy gọi là những cái ô-trọc, hoặc là nghiệp-báo, hoặc là sự sinh-hóa của cá-vật, hoặc là các yếu-tố kết-tập, đều biến mất cả. Song những yếu-tố không có trong Thái-cực Tuyệt-đối, là không bao giờ đã có. Những yếu-tố không có ấy giống như cái dây ở trong chỗ tối, người ta trông ra con rắn, đến khi đem đèn soi rõ, thì hết cả sự trông lầm và sự sợ-hãi. Những yếu-tố ấy gọi là ảo-tượng, là ham-muốn, là nghiệp-báo, là sự sinh-hoạt của cá-vật, song theo đúng cái nghĩa tuyệt đối, thì không phải là sự có chân-thực. Cái dây mà ta tưởng là con rắn, thì dù ở chỗ tối hay ở chỗ sáng, vẫn là cái dây, chứ không phải là con rắn.

Vậy thì cái mà ta gọi là hiện-thực của vạn pháp, là cái gì? Vì chưng con ma vô thường, ta gọi là « ngã » là « hữu ngã » nó ám-ảnh cho nên người ta mới tưởng trông thấy những bản-chất khác nhau, kỳ thực những bản-chất ấy không có, khác nào một người có bệnh đau mắt, tuy thực thì


  1. Sách La Bhagavad-Gitâ Ấn-độ-giáo (Hindouisme) cũng nói rằng: « Cái có thật thì có mãi, không thể thôi không có được, cũng như cái không có, thì không bao giờ khởi phát ra có được ».
85