Trang:Phật giáo.pdf/86

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

không có gì cả, mà lại trông thấy những sợi tóc, những con ruồi hay những vật gì khác nữa. Cho nên Long Thọ là người đã lập thành Phật-giáo Đại-thặng, nói rằng:

Niết-bàn không phải là «  »
Tại sao có cái ý-tưởng ấy?
Ta gọi niết-bàn là tiêu-diệt
Hết thảy những ý-tưởng về « hữu » và «  ».

Bao nhiêu những cái mà người phàm-tục như chúng ta cho là thực, đều là không thực cả. Tuy những cái ấy không thực, nhưng không phải là không hẳn. Hiểu rõ chỗ ấy là niết-bàn.

Niết-bàn không phải là tiêu-diệt hết thảy, không phải là hoàn toàn hư-vô, chỉ là một cái thể để trừ bỏ hết thảy những sự tạo-tác của trí ta đã lầm-lẫn mà gây ra.

Nói tóm lại, theo cái thuyết của Phật-giáo Tiểu-thặng thì luân-hồi và niết-bàn là hai thể khác nhau, mà theo cái thuyết của Phật-giáo Đại-thặng thì là chỉ có một.

Ta đã biết trong những điều Phật dạy, Phật có ý bỏ những điều quá siêu-việt, không nói đến. Phật chỉ nói rằng ta mắc phải luân-hồi và ta có thể giải-thoát được mà vào niết-bàn. Vậy thì « cái » giải-thoát được và vào niết-bàn ấy, là cái gì? Theo thường-thức của ta, thì cái ấy là thân ta và sự cảm-giác, tư-tưởng, hành-động, tri-thức của ta. Nhưng Phật đã nói cái ấy là cái « vọng ngã » do ngũ-uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) tập-hợp mà thành ra cái cá-nhân của ta, rồi đến khi chết, những phần-tử ấy lại tan mất, không có gì là cái « ngã » của ta nữa. Như vậy thì « cái » mắc phải luân-hồi hay vào niết-bàn là cái gì, ta vẫn không biết.

86