Trang:Phật giáo.pdf/88

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

tự sinh, pháp pháp tự diệt, pháp pháp tương động, pháp pháp tự tức... Pháp pháp tương loạn, pháp pháp tự tức, pháp năng sinh pháp... Nhất thị nhất thiết sở hữu giai qui ư không: vô ngã, vô nhân, vô mệnh, vô sĩ, vô phu, vô hình, vô tượng, vô nam, vô nữ... Các pháp tự sinh, các pháp tự diệt, các pháp tự-động lẫn nhau, các pháp tự nghỉ... Các pháp tự loạn lẫn nhau, các pháp tự nghỉ, pháp có thể sinh ra pháp... Như thế là hết thảy cái có đều về cái không: không ta, không người, không mệnh, không sĩ, không phu, không hình, không tượng, không nam, không nữ... »

Bát-nhã Ba-la-mật-đa-kinh gọi cái « không » ấy là Sunyatâ, tức là Thái-hư, mà xét về cái nghĩa cùng tột là Thái-cực. Sunyatâ là cái thể tuyệt-đối tự tính trống-không mà chứa đầy những tiềm-thế (virtualités) để sinh-hóa.

Cái « không-luận » của Phật-giáo Đại-thặng nói trong kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa giống như cái thuyết của hai học-phái Số-học (Samkhya) và Du-gia (Yoya) của đạo Bà-la-môn đời xưa. Những học-phái ấy nói rằng trong vũ-trụ có hai nghi gọi theo tiếng phạn là PurushaPrakriti. Purusha là thần-lý, là tinh-lực (énergie) tự tính thường trụ, bất sinh bất diệt, bản-thể rất tĩnh-mịch và rất sáng-suốt. Prakriti là linh-khí, là tinh-chất (substance) có khi tĩnh, có khi động: tĩnh thì im-lặng, không có gì cả, động thì biến-hóa ra trời đất và vạn vật, tức là phát-hiện ra vạn pháp ở trong thế-gian.

Purusha là cái linh-quan minh-giác ở trong vũ-trụ, tức là cái Đại Ngã thường-trụ tự-tại, nhưng vì có lúc mê-muội mà theo sự biến-hóa của Prakriti và gây thành cái vọng ngã vô thường vô định, có

88