Trang:Phật giáo.pdf/90

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

không cáu-bẩn, không trong-sạch, không thêm, không bớt ». Đó là cái không-tướng của chư pháp. Vì vậy cho nên nói rằng trong Thái-hư (sunyatâ) không có ngũ-uẩn (sắc, thụ tưởng, hành, thức); không có lục-căn (nhỡn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý); không có trần-lục (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp); không có lục-cảnh (nhỡn-giới, nhĩ-giới, tị-giới, thiệt-giới, thân-giới, ý-thức giới); không có thập-nhị nhân-duyên (vô-minh, hành, thức... lão-tử) mà cũng không có cái hết thập-nhị nhân-duyên; không có tứ Thánh-đế (khổ, tập, diệt, đạo) không có trí, không có đắc. Bậc Bồ-tát hiểu được chỗ ấy cho nên lòng không vướng-víu chướng-ngại, không sợ-hãi, xa lìa những điều điên-đảo mộng-tưởng, cứu-cánh là niết-bàn. Chư Phật trong tam thế hiểu được chỗ ấy, cho nên mới được A-nậu-đa-la tam-bồ-đề, tức là được vô-thượng chính đẳng chính giác.

Cái thuyết ấy đúng như lời Tu Bồ-đề đã nói: Nhất thiết sở hữu giai qui ư không. Song một lý-thuyết trừu-tượng rất cao như thế, những người thường làm sao mà hiểu được, vậy nên về sau các nhà hiền-triết trong phái Đại-thặng biểu-diễn cái lý-tưởng ấy ra những danh-hiệu có vẻ cụ-thể để người ta dễ hiểu, và Sunyâta thành ra vị tối sơ Phật gọi là Adi-Bouddha v.v, Đó là về phương-diện tông-giáo để sau sẽ nói.

Tam-thân luận cho rằng vũ-trụ là một cuộc đại hoạt-động của hiện-tượng tự thân. Hoạt-động từ vô-thỉ đến vô-chung nối tiếp mãi như những đợt sóng ngoài biển. Nhân có hoạt-động mới có sinh-diệt chuyển-biến. Nếu không có hoạt-động thì không chuyển-biến, tức là không có vạn-tượng, không có vũ-trụ.

90