Trang:Phật giáo.pdf/92

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

chung khắp cả vũ-trụ. Cái minh-giác linh-diệu ấy lưu-chuyển phát-hiện ra các thân khác, tức là thành ra chư Phật. Do cái phúc-đức trí-tuệ hay là do sự biến-hóa phổ-ứng ở đời thì có nhiều Phật, mà do cái thuần-lý thì chỉ có một Phật. Một mà hóa ra nhiều, nhiều mà vẫn là một. Vì có thuyết ấy, cho nên về đường tông-giáo, người ta nói rằng tuy Phật có nhiều thân, nhưng đều là một thể cả.

A-lại-da-thức luận là cái thuyết lấy bát-thức làm căn-bản. Nguyên trong Phật-giáo Tiểu-thặng chỉ nói có lục-thức là những thức do lục-căn mà ra, như: nhỡn-thức, nhĩ-thức, tị-thức, thiệt-thức, thân-thức và ý-thức là sáu cái cỗi-nguồn của sự nhân-thức. Phật-giáo Đại-thặng thêm vào hai thức là: mạt-na-thức (mâna vijnâma) và a-lại-da-thức (âlaya vijnâna), gọi tất cả là bát-thức. Mạt-na-thức là cái thức cầm giữ lấy chỗ thấy biết, tức là sự nhận-thức tự thân mình. A-lại-da-thức là cái thức gồm chứa hết thảy chư pháp.

Mỗi một pháp trong có một chủng-tử. A-lại-da-thức gồm-chứa hết thảy các chủng-tử, rồi chủng-tử nào lại theo duyên-nghiệp của chủng-tử ấy mà luân-hồi sinh-hóa.

Theo sách Đại-thặng khởi tin luận của Mã Minh thì A-lại-da-thức là chỗ hòa-hợp bất sinh bất diệt và sinh diệt. A-lại-da-thức có hai nghĩa: một là nhiếp nhất thiết pháp, hai là sinh nhất thiết pháp.

A-lại-da-thức bao-hàm hết thảy những chủng-tử của chư pháp và phát-hiện được hết thảy những năng-lực vô hạn của vạn-tượng. Cho nên cái căn-thân của ta vừa phát sinh ra là nó bao-hàm cả khách-quan-giới (vạn vật). Khách-quan-giới thiên sai vạn

92