Trang:Phật giáo.pdf/96

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

vật ra, không có lý được, lìa hiện-tượng ra, không có thực-thể được.

Thánh, phàm khác nhau, thiện ác phân biệt ở nơi biết hay không biết rõ chân-như với hiện-tượng.

Nói rút lại, những luận-thuyết nói ở trên là tóm tắt cái học hình-nhi-thượng của Phật-giáo Đại-thặng nghiên-cứu về cái chân-thể của vũ-trụ và chân-tướng của thực-tại. Vì có cái học hình-nhi-thượng ấy cho nên về đường tông-giáo, bên Phật-giáo Đại-thặng có nhiều chỗ khác với Phật-giáo Tiểu-thặng.

Về phương-diện tông-giáo, thì Phật-giáo Đại-thặng theo cái lý-thuyết của Không-luận và Tam-thân luận làm căn-bản. Cái thể Thái-hư (sunyatâ) trong Không-luận thành ra vị Phật gọi là Adi-Bouddha, dịch nghĩa là Bản sơ Giác-giả, hay là Bản-sơ Bản Phật. Có khi lại gọi là Tối thắng Phật hay là Tối-thượng thắng Phật.

Adi-Bouddha lại tự năm cái trí của mình mà hóa ra năm vị Dhyani-Bouddha, là những vị Phật chỉ có trong thần-hoại mà thôi, chứ không giáng sinh xuống trần-thế, trái với những vị Manushi-Bouddha, tức là những vị Phật đã sinh ra ở trần-thế, rồi tu thành Phật, như các vị cổ Phật và đức Thích-ca mầu-ni Phật.

Năm vị Dhyani-Bouddha ấy là:

1• Đại-nhật như lai hay là Tỉ-lô-già-na Phật (Vairotshana), ở trung-ương, tức là Thường-trụ tam thế diệu-pháp thân.

2• Bất-động như-lai hay là A-xốc Phật (Akshobya), ở đông-phương, tức là Kim-cương kiên-cố tự tính thân.

96