Trang:Phật giáo.pdf/99

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

kiếp này, và bốn vị dưới thuộc về Hiền-kiếp là tiểu-kiếp hiện-tại[1].

Bảy vị cổ Phật ấy là:

1• Tỉ-bà-thi Phật (Vipaçyin Bouddha).

2• Thi-khí Phật (Çikhin Bouddha).

3• Tỉ-xả-phù Phật (Viçvabhu Bouddha).

4• Câu-lưu-tôn Phật (Krakutchhanda Bouddha).

5• Câu-na-hàm-mầu-ni Phật (Kanaka muni Bouddha).

6• Ca-diếp Phật (Kaçyapa Bouddha).

7• Thích-ca mầu-ni Phật (Çakya muni Bouddha).

Còn vị Phật thứ tám sẽ là đức Di-lặc (Maitreya) tức là vì Phật tương-lai.

Phật-giáo Đại-thặng có hai tông là Tĩnh-thổ-tôngThiền-tông, tuy cách tu-hành khác nhau, nhưng vẫn đi đôi với nhau và thịnh-hành hơn cả các tông khác.

Tĩnh-thổ tông chủ sự lễ-bái và tụng kinh niệm Phật, để khi mệnh chung, ai có công-đức và duyên-nghiệp tốt thì được Di-đà tam tôn là A-di-đà Phật, Quan-thế-âm Bồ-tát và Đại-thế-chí Bồ-tát đem về sinh ra ở Tây-phương cực-lạc (Sukhavati), tức là cõi Tĩnh-thổ, trong-sạch yên-lặng, trái với cõi Sa-bà thế-giới là cõi trần-tục ô-uế của ta ở đây.

Tĩnh-thổ tông dùng các phương-tiện để số nhiều người dễ tin mà đi vào đạo. Song những người đã xuất gia tu-hành, thì thường phải tu Thiền-học, nghĩa là phải theo giáo-chỉ của Thiền-tông.

Phật-giáo Đại-thặng chia cách tu đạo ra làm hai lối: một là theo lối Tiệm-giáo là phép phải tu lâu đời rồi dần dần mới tới được đạo. Hai là tu theo


99