Trang:Phat giao dai quan.pdf/103

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 101 —

nghỉ-ngơi, yên-ổn, bình-tĩnh, êm-đềm! Ở đời đã khổ, làm người đã nhọc như thế, thời người trí-giả chỉ nên hết sức thoát sự khổ, tránh sự nhọc, mà hi-vọng tới một cõi thập-phần yên-ổn, thập-phần tịch-mịch. Cõi ấy trong sách Phật gọi là nát-bàn (Nirvana). Thuộc về nát-bàn, các học-giả từ xưa đến nay nghị-luận cũng đã nhiều; người thì cho nát-bàn là chỗ hư-không, đến đấy thời hết không còn gì nữa, người thì cho nát-bàn là nơi cực-lạc, đến đấy thời được khoái-lạc vô-cùng. Hai đàng cũng có lẽ phải cả, vì chính Phật-tổ bình-sinh không từng giải rõ nát-bàn là gì. Có người đệ-tử hỏi Phật rằng người ta đã tới cõi nát-bàn thời còn có gì nữa không, hay là tịch-mịch hư-vô cả, Phật trả lời rằng: « Ta thử hỏi: Nay có một người bệnh thập-tử nhất-sinh, có kẻ đem thuốc lại cứu cho khỏi chết, người ấy có chịu uống ngay không, hay là còn hỏi thuốc kia ở đâu mà lại, thuốc kia làm bằng vật gì? Như-lai thấy chúng-sinh trầm-luân trong bể khổ, muốn ra tay tế-độ cho siêu-thoát, khác nào như kẻ cho thuốc người bệnh. Bệnh nặng, thuốc sẵn, cứ việc uống, còn hỏi gì? » Phật không nói rõ về nát-bàn là Phật có thâm-ý. Xưa nay những bậc triết-nhân quân-tử đã sáng-suốt muôn lẽ, đã thấu hiểu mọi sự, muốn ra tế-độ cho quần-sinh, thường có nhiều điều tự mình biết mà không thể truyền-bá ra được, cũng tức như ông thầy thuốc biết rằng bệnh-trạng nguy mà không dám nói rõ cho bệnh-nhân biết. Phật-tổ cũng vậy: chắc trong ý riêng vẫn biết rằng linh-hồn sau khi tịch-diệt rồi là vào cõi tịch-mịch hư-vô, chứ chẳng phải nơi thiên-đường cực-lạc gì; nhưng không hề nói rõ cho ai biết bao giờ, là sợ có kẻ chưa thoát