Trang:Phat giao dai quan.pdf/104

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 102 —

sạch trần-tục, nhân thế mà ngã lòng tu đạo chăng: nếu mãn-kiếp tu-thành, hết sức học đạo, mà kết-cục chỉ đến tiêu-nhập vào chốn hư-vô thời kinh-hãi biết dường nào!

Nói tóm lại thì chỉ biết nát-bàn là một chỗ tới đấy thời bao nhiêu sự phiền-não tiêu hết cả, không phải cái khổ luân-hồi nữa; nhưng tới đấy linh-hồn người ta có còn nữa không, có biết hưởng sự khoái-lạc nữa không, hay là cũng cùng với mọi sự phiền-não mà tiêu-diệt đi hết, thời Phật không hề nói rõ bao giờ. Bởi Phật không giảng rõ nên trong những người tin đạo Phật có thể chia ra hai hạng: một hạng những người trí-thức thông-minh, thời ức-đoán thâm-ý Phật mà biết rằng nát-bàn là hư-không, đã tịch-diệt rồi không còn gì nữa; một hạng những người tầm-thường — mà hạng này là hạng nhiều hơn nhất, có thể nói là gần hết các tín-đồ của Phật — thời cho nát-bàn là nơi cực-lạc, linh-hồn tới đấy được sung-sướng vô-cùng. Bởi thế mới đặt thành một cõi thiên-đường gọi là « Tây-thiên tĩnh-thổ », để thưởng cho những người có công-đức tu-thành ở đời, khi chết rồi được lên đấy, sung-sướng vô-ngần; đối với « Tây-thiên tĩnh-thổ » thời có địa-ngục âm-ti để phạt những kẻ độc-ác ở đời khi chết rồi phải xuống đấy chịu tội. — Thành ra Phật không giảng rõ về nát-bàn cũng là một sự hay, vì người trí-thức cứ lấy cái lẽ cao-thâm mà hiểu, kẻ tầm-thường cứ lấy cái lẽ thiển-cận mà hiểu, tùy trình-độ người ta có cao có thấp không phương-hại gì.

Song đó là những nghĩa triết-lý sâu-xa, dù nát-bàn là chốn hư-không, hay là nơi cực-lạc, cái kỳ-hạn cũng còn xa-xôi lắm, vì phải qua mấy mươi đời