kiếp mới tới được. Nhưng người ta ai cũng phải mong-mỏi cho có ngày tới được, vì tới đấy thời bao nhiêu sự khổ-não hết cả. Muốn cho tới được thời hiện ngay kiếp này phải tu-hành cho đắc-đạo. Phép cứu-khổ chính là đạo tu-hành. Mà đạo tu-hành là gồm trong bốn chữ chính-tâm diệt-dục. Người ta chỉ vì mang lòng tham-dục nên phải chịu khổ-não. Nguồn khổ đã là bụng dục thời diệt-dục tức là diệt-khổ. Bụng dục thiên-hình vạn-trạng, nhưng rút lại cũng là cái lòng tham sống mà thôi. Người ta chỉ bởi tham sống nên phải cạnh-tranh, bởi cạnh-tranh nên làm ác-nghiệp, bởi ác-nghiệp nên phải luân-hồi. Luân-hồi là cái bánh xe sinh-tử vô-cùng-tận, đã quay rồi không sao cầm lại được nữa. Nay muốn dừng bánh xe luân-hồi thời phải diệt cái lòng tham sống. Thành ra cứu-khổ, suy cho đến cùng tức là diệt sống mà thôi, hay là nói nôm-na thời nói rằng: muốn khỏi khổ chỉ có một cách chết đi mà thôi. Song nếu như thế thì đạo Phật chẳng là xuẩn lắm dư? Bởi thế nên có nhiều người hiểu lầm, bảo đạo Phật là đạo dạy người ta ai cũng nên tự-tử đi cho xong, và bao nhiêu những kẻ dùng thuốc độc súng lục xưa nay là môn-đồ của Phật cả. Giải đạo Phật thế thật là sai lầm quá. Vì tôn-chỉ của đạo Phật không phải là giải-thoát một cái thân ở đời này, mà là giải-thoát sự luân-hồi muôn kiếp. Người ta cho dẫu chán-ngán nỗi đời đến không muốn sống nữa mà dùng cách bạo-động để tự-tận mình đi, chẳng qua cũng mới là trút được cái thể-xác mà thôi, còn cái oan-hồn bất-đắc-kỳ-tử thời lại càng phải luân-hồi mãi-mãi, chưa biết đến kiếp nào cho cùng được, như thế thời chưa phải là chân-giải-thoát. Chân-giải-thoát là dẫu còn thân ở đời
Trang:Phat giao dai quan.pdf/105
Giao diện