Trang:Phat giao dai quan.pdf/107

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 105 —

bằng; sở-dĩ có cái chí đó mới làm được những sự-nghiệp kinh-thiên động-địa, cải mới được lòng người. Như vậy thời các bậc giáo-chủ đều là những bậc không cam-tâm về sự đời cả; nhưng Phật lại là bậc không cam-tâm hơn cả, nên cái chủ-nghĩa chán đời của đạo Phật có thâm-thiết hơn các đạo khác. Song có chán đời mà tưởng không phải là bỏ đời. Nói thế chắc các ngài lấy làm lạ, vì xưa nay người ta vẫn cho đạo Phật là một đạo ẩn-độn, muốn lánh xa cõi đời, không thiết gì đến việc đời, lấy sự đạm-bạc vô-vi làm chủ-nghĩa. Có nhiều người hiểu đạo Phật như thế thật, nhưng tôi tưởng như thế chưa phải là thấu được cái chân-lý của đạo Phật. Xét cho kỹ, đạo Phật không những không phải là một đạo vô-vi mà lại là một đạo hoạt-động. Trước hết, muốn cứu khổ, tất phải thi-hành phương-pháp thế nào cho chúng-sinh được thoát khổ, phương-pháp ấy là chính-tâm diệt-dục như tôi đã nói ở trên; người ta mà diệt-dục chính-tâm được chẳng phải là người gan-góc mạnh-bạo lắm mới làm được dư? Một cái đạo mà khiến cho người ta gan-góc mạnh-bạo ra, há phải là một đạo vô-vi sao? Nhưng đã gây-dựng cho cái tư-cách mạnh-bạo gan-góc ấy, lại đặt ra một cái lý-tưởng cứu-tế để làm mục-đích ở đời, người ta trước phải tu-luyện cho có cái tư-cách kia, đã có rồi phải đem ra thi-hành cái lý-tưởng này, nghĩa là trước cứu cho mình, rồi sau cứu cho đời; một cái đạo vừa vị mình vừa vị người như thế, há phải là một đạo đạm-bạc sao? Cho nên người nào cho đạo Phật là đạm-bạc vô-vi là xét chưa đến nơi; đạo Phật chính là tự-cường hoạt-động, tự-cường nghĩa là phấn-chấn tinh-lực cho trở nên gan-góc mạnh-bạo, hoạt-