Trang:Phat giao dai quan.pdf/29

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 27 —

lặng dưới gốc cây, mưa nắng cũng không dậy, người thì nằm thẳng ở giữa trời, người thì đứng bằng một ngón chân, cứ cả ngày như thế, càng cực-khổ cho thân-thể bao nhiêu, thời càng thanh-thoát cho tinh-thần bấy nhiêu. Thích-già nghe nói xong rồi, hỏi ông tiên: « Vậy thế khổ-hạnh như vậy, mục-đích là để làm gì? » Ông tiên nói: « Mục-đích là để thác-sinh lên cõi trời, được làm bậc thần-thánh. » Thích-già lại nói: « Nhưng làm thần-thánh thời hết kiếp cũng phải chết đi, chết rồi lại sinh kiếp khác, như thế thời vẫn cứ luân-hồi mãi, bao giờ cho hết khổ? Tôi đây là muốn tìm đạo diệt-khổ, cho được vĩnh-viễn-giải thoát[đính chính 1]. » Ông tiên nói: « Đạo ấy cao quá, chúng tôi không tới kịp. Tôi coi nhân-giả có tướng khác thường, chắc tu được hơn chúng tôi. Gần đây có hai ông Đại-tiên, một ông tên là A-la-la (阿 羅 邏, Alara), một ông tên là Già-lan (迦 蘭, Udraka), nhân-giả nên đến mà luận-đạo với hai ông. »

Theo lời ông tiên Bạt-già mách Thích-già bèn tìm đến nơi hai ông Đại-tiên A-la-la và Già-lan tu-hành. Hai ông sẵn lòng đón tiếp, cùng nhau nghị-luận. Thích-già hỏi ông A-la-la rằng: « Cái dây sinh-tử làm thế nào cắt đứt được? » Ông tiên trả lời: « Phải trì-giới, phải nhẫn-nhục, phải tập ngầm-nghĩ, phải định giác-quan, thế là bậc sơ-thiền; phải trừ cả các giác-quan mà đặt tinh-thần vào nơi hoan-hỉ, thế là bậc nhị-thiền; phải trừ cả sự hoan hỉ, mà đặt tinh-thần vào nơi chính-niệm, thế là bậc tam-thiền; phải trừ cả mọi sự ngoại-cảm, mà đặt tinh-thần vào nơi hư-tĩnh, thế là bậc tứ-thiền. Hễ trọn được bốn bậc ấy thời vào cõi « phi-tưởng phi-phi-tưởng » 非 想 非 非 想,

  1. Sửa: giải thoát được sửa thành giải-thoát: chi tiết