đáng. Một là bắt buộc những sự khổ-hạnh: như thế thời cực lắm, mà cũng uổng công không đáng. Nay các thày Sa-môn, hai sự thái-quá ấy, Như-lai đều lánh xa cả. Như-lai đã tìm được con đường đi giữa, để mở mắt mở trí cho người ta, khiến cho tinh-thần được bình-tĩnh, được thông-tỏ, được sáng-suốt, được tới cõi Nát-bàn (湼 槃 = Nirvâna). Vậy các thày có biết con đường giữa mà Như-lai đã tìm được ấy, con đường để mở mắt mở trí cho người ta, khiến cho tinh-thần được bình-tĩnh, được thông-tỏ, được sáng-suốt, được tới cõi nát-bàn ấy, là gì không? Con đường thần-diệu ấy gọi là đường « bát-chính » (八 正 道): 1º Chính-kiến (正 見 = samyaksadrsti), nghĩa là thành-thực mà tin đạo; 2º chính-tư-duy (正 思 惟 = samyasankalpa), nghĩa là thành-thực mà suy-xét; 3º chính-ngữ (正 語 = samyakvâkram), nghĩa là thành-thực mà nói-năng; 4º chính-nghiệp (正 業 = samyakkarmanta), nghĩa là thành-thực mà làm việc; 5º chính-mạnh (正 命 = samyakjivara), nghĩa là thành-thực mà mưu-sinh; 6º chính-tinh-tiến (正 精 進 = samyakvyâyâma), nghĩa là thành-thực mà mong tới; 7º chính-niệm (正 念 = samyaksmrti), nghĩa là thành-thực mà tưởng-nhớ; 8º chính-định (正 定 = samyaksamâdhi), nghĩa là thành-thực mà ngẫm-nghĩ. — Này các thày Sa-môn, ấy đó là con đường trung-đạo, Như-lai đã phát-minh ra được, để mở mắt mở trí cho người ta, khiến cho tinh-thần được bình-tĩnh, được sáng-suốt, được tới cõi nát-bàn.
« Này các thày Sa-môn, đây là phép mầu về sự khổ: sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, cái gì không ưa mà phải hợp là khổ, cái gì ưa