Trang:Phat giao dai quan.pdf/41

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 39 —

mà phải dời là khổ, cái gì muốn mà không được là khổ, nói tóm lại triền-miên trong ngũ-trọc là khổ[1].

« Này các thày Sa-môn, đây là phép mầu về nguyên-nhân sự khổ; nguyên-nhân sự khổ là lòng tham sống, vì tham sống nên phải luân-hồi sinh-tử, càng tham càng muốn, càng được càng tham, tham sống, tham sướng, tham mạnh[2].

« Này các thày Sa-môn, đây là phép mầu về sự diệt-khổ; diệt-khổ phải tiêu-trừ lòng tham-dục, phải giải-thoát cho hết lòng tham-dục, không để cho còn một chút nào[3].

« Này các thày Sa-môn, đây là phép mầu về đạo diệt-khổ, đạo diệt-khổ tức là đạo bát-chính: chính-kiến, chính-tư-duy, chính-ngữ, chính-nghiệp, chính-mệnh, chính tinh-tiến, chính-niệm, chính-định[4].

« Đó là phép mầu về sự khổ. Các thày Sa-môn coi đó thời biết những quan-niệm ấy trước kia chưa ai nghĩ đến, mắt ta đã trông tỏ được; nhờ đó mà ta được biết, được rõ, được sáng, được tỏ. — Phép


  1. Đây tức là đệ-nhất diệu-đề (第 一 妙 諦). — « Ngũ-trọc » hay là « Ngũ-uẩn » (五 蘊 = pânchaskandha), là năm cái nguyên-tố họp lại làm thành ra thân-thể tâm-thần người ta: 1º sắc-uẩn (色 蘊 = rûpaskandha), là hình-thể người; 2º thụ-uẩn (受 蘊 = vêdaskandha), là sự cảm-giác; 3º tưởng-uẩn (想 蘊 = sanjnaskandha), là sự tưởng-tượng; 4º hành-uẩn (行 蘊 = sanskaraskandha), là sự hành-vi; 5º thức-uẩn 識 蘊 = vijnânaskandha), là sự ý-thức.
  2. Đệ-nhị diệu-đề.
  3. Đệ-tam diệu-đề.
  4. Đệ-tứ diệu-đề. — Bốn diệu đề trong sách tàu thường nói tóm lại là khổ, tập (hay là nhân), diệt, đạo: 苦, 集 (hay là 因), 滅, 道,