Trang:Phat giao dai quan.pdf/63

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 61 —

thường không thể hiểu được. Lễ đã phiền, thần lại nhũng, tôn-giáo cơ-hồ thành như quỉ-thuật. Nhưng mà đã nói dân Ấn-độ là một dân sớm đã có tính hay mơ-tưởng những sự cao-xa, có cái tinh-thần triết-lý hơn các dân khác. Đến lúc sự lễ-bái đã phiền-nhũng quá, thời chính trong bọn Bà-la-môn xuất-hiện ra những người lấy sự tu-niệm làm trọng hơn việc cúng-tế, nghiên-tinh đàn-tứ để cố ý-hội trừu-tượng lấy cái lẽ tối-cao tuyệt-đích trong trời đất. Số các thần bấy giờ không biết bao nhiêu mà kể, không vật gì không là thần, không nơi nào không có thần, mà tựu-trung không có trật-tự gì cả, thật là mập-mờ rối-loạn; các nhà tư-tưởng mới tự-nghĩ rằng không có lẽ trong các thần ấy không có bậc nào là cao-tôn hơn nhất, thống-nhiếp cả các bậc kia. Trước còn nghĩ ra một vị thần tạo-hóa ra muôn vật, đặt tên là Bà-la-nhược-bà-đề (Prajâpati), nhưng vẫn còn chưa được phân-minh lắm. Sau càng ngày càng trừu-tượng mãi, mới tới một bậc rất cao không phải là thần nữa mà là cái đệ-nhất nguyên-lý của vũ-trụ. Bậc này cao quá, không đặt tên gì được, bèn gọi là Bà-la-ma (Brahma). Ở đời này quí nhất là kinh Lực-phệ-đà (Rig-Véda) mà Bà-la-ma lại là cái tinh-hoa của Lực-phệ-đà. Bà-la-ma là cái diệu-âm thần-vận trong thánh-kinh; đó là cực-tả Bà--ma cao-quí biết dường nào. Bà-la-ma tức là cái hồn lớn của vạn-vật, của vũ-trụ; muôn loài muôn giống đều bao gồm hỗn-hợp ở trong. Bà-la-ma là toàn-trí, toàn-năng, toàn-tài, toàn-lực. Bao nhiêu những sự tốt-lành mà trí người ta có thể tưởng-tượng được, Bà-la-ma đều có hết cả, vì Bà-la-ma là đấng tuyệt-đối, tuyệt-đích vậy. Nhưng Bà-la-ma là toàn-thể