Trang:Phat giao dai quan.pdf/66

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 64 —

Các tôn-giáo triết-học xuất-hiện ra ở Ấn-độ từ xưa đến nay đều chỉ băn-khoăn mà giải-quyết một vấn-đề ấy. Theo đạo Phệ-đà thời người ta chỉ vì sai-biệt với Bà-la-ma mà sinh ra muôn sự khổ-não ở đời, vậy muốn tìm đường giải-thoát chỉ nên một lòng quan-niệm Bà-la-ma, thu-thập tinh-thần mà hỗn-hợp sáp-nhập vào Bà-la-ma; thứ nhất là phải nên coi cái thế-giới bề ngoài này như một sự ảo-mộng bất-thường mà chuyên-chú cả tinh-lực vào tâm-tính là nơi linh-hồn trú-ngụ. Nhân đó mới thành ra những phép tu-hành, khổ-hạnh, nhập-định, nhập-thiền, là những phép đặt mình ra ngoài thế-giới, hạn-chế cái vật-dục để noi tới cõi tinh-thần, những phép ấy về sau này trong môn phái nào cũng thịnh-hành lắm.

Nghiệp-báo, luân-hồi, yếm-thế, khổ-hạnh, đó là mấy cái mầm lớn của đạo Phật manh-nha ra từ đó; sau này rồi mỗi ngày một lớn lên, nhưng gốc cũng là ở trong đạo Phệ-đà cả.

Triết-lý đạo Phệ-đà như ở trên vừa nói, thịnh-hành nhất vào khoảng thế-kỷ thứ tám thứ bảy trước Gia-tô-Cơ-đốc, nghĩa là hai ba trăm năm trước đạo Phật vậy. Bấy giờ các thầy Bà-la-môn tập-thành những kinh Bà-la-ma-na (Bratmâna[đính chính 1]), và kinh Ưu-bà-ni-tát (Upanishad), là những sách bàn về các nghĩa-lý uyên-áo trong đạo Phệ-đà, nhất là về Bà-la-ma, về át-man, về bản-ngã, về linh-hồn, về sự sống, sự chết, toàn là những vấn-đề rất khó của triết-học tự cổ-lai đến giờ. Mà lạ thay, những nghĩa-lý khó giải như vậy, người đời bấy giờ đã có đủ danh-từ, đủ lời nói mà diễn-giải được, thời đủ biết trí-tuệ người Ấn-độ phát-

  1. Sửa: Bratmâna được sửa thành Brahmâna: chi tiết