Trang:Phat giao dai quan.pdf/72

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 70 —

sau. Đạo Phật gọi phép báo-ứng ấy là nghiệp-báo (karma). Nghĩa chữ nghiệp-báo là vừa chỉ cái việc làm, vừa chỉ kết-quả việc ấy về sau này. Chữ ấy tuy thường dùng để chỉ từng việc riêng một, hay là gồm những việc riêng của từng người trong một đời một kiếp nào, nhưng cũng có khi dùng ra nghĩa rộng mà gồm chung hết thảy các công-việc của chúng-sinh trong hết thảy các đời kiếp; vậy nên phân-biệt nghiệp riêng từng người, nghiệp chung vạn-vật. Nghiệp chung của vạn-vật cùng với phép luân-hồi là một, vì bởi có nghiệp-báo nên mới có luân-hồi, đã có luân-hồi, tất sinh nghiệp-báo, hai bên làm nhân-quả lẫn cho nhau vậy. Nay đệ-nhất-đề gọi « khổ-đề » là thế nào? — Chính là cái phép khốc-hại nó bắt chúng-sinh cứ phải chết đi sống lại mãi, cứ phải qua hết đời nọ sang kiếp kia mà chịu những sự khổ-não vô-cùng; chính là phép luân-hồi vậy. Thành ra khổ (dukha) là một chữ đồng-nghĩa với chữ nghiệp (karma), và khổ với nghiệp cũng lại là đồng-nghĩa với luân-hồi, vì có nghiệp-báo nên phải luân-hồi, vì có luân-hồi nên phải khổ-não, ba chữ bổ nghĩa lẫn nhau, giải-thích cho nhau, và là ba cái động-lực rất mạnh gây ra cái thế-gian « hữu-tình », cái cõi đời khốn-nạn này.

Diệt-nghiệp; Nát-bàn; đệ-tam-đề. — Cơ mầu đã như thế, thời người trí-giả phải mưu-tính thế nào? Chắc là phải tìm cách ngăn-ngừa sự luân-hồi, trở-át cái phép khốc-hại ấy cho không thi-hành được nữa. Nếu có thể tiệt-diệt được nghiệp-báo thời tiện-thị là ngăn-cầm được luân-hồi, thoát khỏi được vòng sinh-tử, cùng tránh được hết