Trang:Phat giao dai quan.pdf/75

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 73 —

Nay nếu đem từng khoản ra một mà kiện nghĩa cho thật xác, theo phép triết-học-phê-bình ngày nay, thời không thế sao được; vì sách chép lại như vậy, mà xét cho rõ lý-do mỗi nguyên-nhân quan-hệ với nhau thế nào, thời lắm khoản khó lòng tìm được ra lẽ làm sao, tưởng người biên sách chép lại như thế, chớ nếu chép lại đảo khác đi cũng không phải là không được vậy. Song phải biết rằng lối triết-học này là triết-học phiền-toái tự hơn hai nghìn năm về trước mà truyền lại cho ta như thế chưa chắc đã đúng hẳn, nên quyết không thể lấy phép phê-bình ngày nay mà phán-đoán được. Vậy chỉ nên nhớ rằng mười-hai nhân-duyên là thế, và bấy nhiêu cái làm nguyên-nhân lẫn nhau theo như thứ-tự đã kể vậy. Như « vô-minh » thời sinh ra « hành », « hành » sinh ra « thức », v. v.; — hay là ngược lại tự dưới lên: « lão-tử » là do « sinh » mà ra, « sinh » là do « hữu » mà ra, v.v.. — Thuyết ấy trong sách Phật gọi là « thập-nhị điều » (nidâna), hay là « thập-nhị nhân-duyên » (十 二 因 緣 = pratityasamutpada). Trong mười-hai nhân-duyên ấy có gồm hai đề trong tứ-đề trên kia. Điều thứ mười-hai tổng-kết, tức là cách giải-thích hiển-hiện về chữ « khổ », là đệ-nhất diệu-đề. Điều thứ nhất khởi-điểm, tức là ngầm chỉ cái nguyên-nhân sự khổ là đệ-nhị diệu-đề. Còn các điều khác ở giữa, vừa là nhân vừa là quả lẫn nhau, thời cũng là thuộc về hai điều kia càng gần điều thứ nhất thời càng có cái tính-cách đệ-nhị-đề. Như điều thứ mười-một (sự « sinh ») và thứ mười (sự « hữu »), thời cũng đồng-nghĩa với đệ-nhị-đề, và cũng là diễn-thích một chữ « khổ » cả. Đến các điều trên thời có cái tính-cách làm nguyên-nhân sự khổ; song điều thứ hai là