Trang:Phat giao dai quan.pdf/78

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 76 —

vì có cái toàn-giác vô-thượng vô-biên ấy, đã trải bao nhiêu đời-kiếp công-đức tu-hành mới được vậy.

Ấy triết-lý đạo Phật hồi nguyên-thủy, tự ông giáo-chủ truyền ra, đại-khái có thế. Rồi người sau phụ- họa thêm vào mới đặt ra những thuyết vô-ngã, tự-ngã, không sắc, sắc không, thậm là hoang-đường vu-khoát, cùng những thuật phù-trú bí-mật, siêu-độ vong-nhân, rất là bỉ-tiện vô-vị, thật không phải chính-truyền đạo Phật vậy. Đạo Phật rút lại chỉ là một đạo cứu-khổ, dạy cho người ta thoát khỏi sự khổ mà siêu-thăng lên một cõi gọi là nát-bàn (nirvana). Nát-bàn chính nghĩa là hư-vô. Các nhà bác-học Âu-Mĩ nghĩ-luận về nghĩa nát-bàn cũng đã nhiều, nhiều nhà lấy cái triết-lý riêng của Thái-Tây mà bình-phẩm, đại-khái trách đạo Phật rằng lấy sự hư-vô tịch-diệt làm cứu-cánh cho đời người, một tôn-giáo như thế không những không bổ-ích gì cho người đời mà lại có thể di-hại cho xã-hội. Nay không muốn nối gót các học-giả Âu-Tây mà phẩm-bình bao-biếm đạo Phật, nhưng phải biết rằng đạo Phật đã lấy sự « khổ » làm tiền-đề thời phải lấy sự « diệt » làm hậu-kết, đã cho rằng người ta có thân là có khổ thời muốn hết khổ tất phải diệt-thân, trước sau thật là duy-nhất, lý-luận không có mâu-thuẫn. Vậy rút lại vấn-đề chỉ ở một câu: ở đời có khổ hay không? Câu hỏi đó, thiết-tưởng không ai là không trả lời rằng có, không ai là không cùng Phật-tổ công-nhận rằng sống là khổ, và nước mắt ở đời ví đem tích lại thời sánh với nước mặn bể khơi có lẽ còn nhiều hơn. Sự khổ đã có, thời phải tìm đường thoát-khổ, muốn thoát-khổ thời phải diệt