Trang:Phat giao dai quan.pdf/79

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 77 —

khổ, nhưng khổ là liền với thân, khổ là liền với sống, diệt-khổ tức là diệt thân, diệt sống, tự-diệt vậy. Lẽ đó tuy nghiêm-khốc thật, nhưng cứ lẽ không thể bẻ được, vì đã nhận rằng có khổ — mà sự đó không thể không nhận được — tất phải tìm đường thoát-khổ, muốn thoát-khổ tất phải diệt khổ, muốn diệt khổ, tất phải diệt sống, diệt sống là tự-diệt: lý-luận thật là chặt-chẽ, không còn khe-hé chỗ nào vậy. Vả chính trong kinh Phật cũng không thấy giải rõ nát-bàn là thế nào. Ông Oldenberg là người rất thuộc các kinh Phật về Nam-tôn hết sức tìm-tòi cũng không thấy, đã phải chịu thú thực rằng: « Chúng tôi đã hết sức nghiên-cứu mà kết-quả cũng lạ thay: chỉ có hai thuyết, không ra ngoài được, một rằng nát-bàn là cõi hư-vô, hai rằng nát-bàn là nơi cực-lạc, thời rút cục lại chẳng thuyết nào là đúng hẳn. »[1]

Nếu như vậy thời ra tôn-chỉ đạo Phật mập-mờ lắm sao? Cứ lý-luận thời tôn-chỉ đạo Phật thật là rõ-ràng lắm, trước sau duy-nhất, không gì phân-minh bằng; nhưng cứ thực-tế thời Phật để cho người ta tự suy mà kết-luận lấy, người trí-tuệ thì không phải kiêng-kỵ gì, suy đến cùng-cực, là cõi hư-vô; người tầm-thường thời tùy lòng hi-vọng muốn tưởng-tượng ra một cõi đời tốt-đẹp hơn đời nay, hết vòng luân-hồi, làm nơi thường-trụ, cũng


  1. « Le résultat de ces recherches est d'ailleurs assez singulier: les deux alternatives qui formaient, semble-t-il, un véritable dilemne, à savoir que dans l'ancienne communauté le nirvâna devait être conçu soit comme le néant, soit comme la béatitude suprême, il s'est trouvé que ni l'une ni l'autre n'avait tout à fait raison. » (Oldenberg, p. 274).