Trang:Phat giao dai quan.pdf/8

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 6 —

Lại còn sự khó nữa, là đời này là một đời hoạt-động cạnh-tranh, mà đạo Phật là một đạo vô-vi đạm-bạc, ở đời này mà giảng đạo ấy, chẳng là trái-ngược lắm rư? Người ta đang cần phải hăng-hái làm-ăn, hăm-hở tấn-tới, mà đem khuyên những sự nhẫn-nhục từ-bi, xả-thân phổ-cứu, khác nào như tưới nước lã vào đám lửa nồng, chẳng làm cho người ta nhụt mất cái chí tiến-thủ, tiêu mất cái khí nhiệt-thành đi rư? Đó là sự khó thứ nhì.

Còn một sự khó thứ ba nữa, là hội Trí-tri là một hội học, mà lệ thường các hội học là phàm những vấn-đề về chính-trị, về tôn-giáo, không nên nghị-luận đến, một là sợ xúc-phạm đến quyền chính-trị đương-thời, hai là sợ can-thiệp đến quyền tín-giáo tự-do. Nay giữa trong một hội học mà nói về truyện đạo-giáo, đem một tôn-giáo ra mà bình-phẩm, mà tán-dương, chẳng là trái với thể-lệ hội học rư?

Ấy diễn-thuyết về đạo Phật có những nông-nỗi khó như thế. Trước khi vào đầu bài, tôi hẵng xin phép các Ngài cho tôi biện-bạch các lẽ để giải-quyết mấy sự khó-khăn đó.

Nói rằng tiếng ta còn non-nớt, văn ta chửa thành-hình, thời sự đó quả như thế. Song tiếng sở-dĩ non-nớt là bởi ít người dùng đến, văn sở-dĩ chưa thành, là bởi ít người chịu tập. Ngoài những câu nhật-dụng thường-đàm, động nói đến những sự cao-kiến một chút, thời xưa kia dùng chữ nho, ngày nay dùng chữ tây, lấy văn-chương ngoài làm hay hơn những giọng nôm-na mách-qué của nước nhà, như thế thời đời kiếp nào cho tiếng thành lão-luyện, văn có điển-chương được. Nay phận-