tắc (upasaka) và ưu-bà-di (upasika), thiện-nam tín-nữ.
Hai hạng đó duy có hạng trên là thuộc về tăng-già (sangha), nghĩa là làm người trong giáo-hội, phải theo kỷ-luật nghiêm, gọi là « thụ cụ-túc-giới ». Hạng dưới thời chỉ phải thi-hành những công-đức phổ-thông và tuân theo mấy điều giới thường mà thôi.
Kỷ-luật của tăng-già thời phiền-phức lắm, không thể kể sao cho hết được. Các sách Phật gồm lại gọi là Tam-tàng (三 藏 = Tripitaka), nghĩa là có ba phần lớn; 1° Kinh-tàng (經 藏 = Sutra); 2° Luật-tàng (律 藏 = Vinaya) và 3° Luận-tàng (論 藏 = Abhidharma); thời phần luật-tàng nói về kỷ-luật là phần nhiều hơn nhất. Vả Nam-tôn, Bắc-tôn, Tiểu-thừa, Đại-thừa, mỗi tôn mỗi phái lại có một kỷ-luật riêng, khó sao nói cho đủ được.
Này kể đại-khái như-sau này, là có ý châm-chước cả Đại-thừa Tiểu-thừa.
Kỷ-luật đại-để có bốn bậc, càng lên càng cao, bậc dưới cùng gọi là « ngũ-giới » (五 戒 = pantchavairamani), là bậc phổ-thông cho các hạng ưu-bà-tắc ưu-bà-di. Năm giới là:
1º Không được giết giống súc-sinh;
2º Không được ăn trộm ăn cắp;
3º Không được thông-dâm;
4º Không được nói dối;
5º Không được uống rượu.
Bậc thứ nhì là « thập-giới » (十 戒 = dasasila, sikshapada), là năm giới trên thêm năm giới nữa;