Bước tới nội dung

Trang:Phat giao dai quan.pdf/89

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 87 —

Ba-nặc đến dợ Tô-na-bà-lan-đà, truyền-giáo cho người dân, không bao lâu người dân thuần lại và qui-y đạo Phật cả. — Can-đảm dường nào! Nhẫn-nhục biết bao!

— Thái-tử Câu-na-la (Kunâla) là con vua A-dục (Asoka), vua sai ra Đạt-sa-tất-la (Takshasila) để cai-trị miền ấy. Thái-tử trị dân được dân yêu-mến lắm. Chợt có chiếu-chỉ đến, truyền phải khoét hai mắt thái-tử. Chiếu-chỉ khốc-hại ấy là tự bà phi Lịch-sa-Lặc-sử-đa (Rishya-Rakshita) là một ngôi thứ-cung vua A-dục, nguyên trước có ý muốn tư-dâm với thái-tử, thái-tử không chịu, nên vẫn đem lòng oán-thù, bèn trộm lấy ấn vua, xuống mạo-chỉ để hại thái-tử. Dân Đạt-sa-tát-la được chỉ, không ai có nhẫn-tâm dám thi-hành cái lệnh ác-hại ấy. Thái-tử thời đã nhận thấy ấn vua cũng đành lòng chịu khổ. Mãi sau mới có một thằng hủi không còn hình người nữa, đến xin nhận hành-tội thái-tử theo lời sắc-chỉ. Lúc thằng hủi hạ-thủ thi-hành, thái-tử nhớ đến những lời dạy của các đạo-sư khi xưa, nghĩ trong bụng rằng: « Các thầy dạy ta khi xưa đã dự biết sự khốn-nạn này, nên trước đã bảo ta: Mi thử trông, nhất-thiết thế-gian, đều phải hủy-hoại; ở cõi đời này, có gì hữu-thường. Các thầy dạy ta như thế, thật là những người bụng dạ to-tát thay. Ta nghĩ đến sự đời bất-thường, ta lại nhớ đến lời thầy dạy cũ, tội này ta có sợ chi; vì ta biết rằng mắt ta cũng là một vật hủy-hoại; muốn để cho hay muốn khoét đi, xin vua tùy-ý. Ta đã từng dùng con mắt ta được việc rồi, vì nhờ con mắt mà ta trông biết hết thảy mọi vật trong thế-gian là hay hủy-hoại cả; như vậy thời mắt ta bây giờ còn hay