Trang:Phat giao dai quan.pdf/96

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 94 —

Nhưng người nào biết lấy tuệ-nhỡn của Phật mà xem-xét thân-thể, thời biết thân ông vua với thân thằng mọi cũng thế mà thôi. Da, thịt, xương, đầu, người nào cũng vây; chỉ có cái phù-hoa trang-sức ở ngoài là phân-biệt kẻ tiện người sang mà thôi. Nhưng cái cốt-yếu ở đời này (là lòng đạo-đức) thời dẫu trong thân-thể người hèn-hạ nhất ở đời cũng có thể có được; chính cái ấy là người trí-giả gặp đâu phải cung-kính, phải vái lạy vậy. »

Những lời tôn-nghiêm kính-cẩn ấy, có người đã sánh với những câu cách-ngôn của vua Marc-Aurèle nước La-mã: lời-lẽ cao-thượng mà thiết-tha, có cái đạo-vị thâm-trầm vậy.

Vua A-dục này (nhất-danh nữa là Tỉ-già-đạt-tất (Piyadasi), trị-vì từ năm 263 đến năm 226 trước kỷ-nguyên, từ khi theo Phật dựng bia khắp trong nước để tán-dương đạo Phật và khuyên dân làm lành. Các bia ấy ngày nay những nhà bác-học tìm được, không những giúp cho sử-học những tài-liệu chắc-chắn mà lại chứng cho đạo Phật đã có công to trong sự giáo-hóa dân Ấn-độ đời bấy giờ. Các bài bia đã dịch tự phạn-văn ra tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tôi tiếc không thể nói kỹ được, vì bài này đã dài quá.

Nói tóm lại thời về đường luân-lý đạo Phật không phải là không có công với nhân-loại. Cứ xem những truyện kể trên kia — ấy gọi là mới lược-cử một vài truyện, chứ trong kinh Phật còn nhiều lắm, không nói sao cho xiết được, — thời đủ biết đạo Phật cảm-hóa người đời đã sâu lắm. Đạo Phật truyền sang nước nào thời cũng là biến-hóa được nhân-tâm, cải-lương được phong-tục và gây ra